Qua bài học Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt, giúp các em biết khái niệm từ là gì, các kiểu cấu tạo từ cũng như là kết cấu từ đơn, từ phức, từ ghép và từ láy.
Tóm tắt bài
1.1. Từ là gì?
- Tiếng: là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ: là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
Ví dụ: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
- Các dấu gạch chéo là ranh giới giữa các từ. Như vậy, có từ chỉ gồm một tiếng, có từ lại gồm hai tiếng.
- Trong câu này, có 12 tiếng và 9 từ.
- Những từ một tiếng: Thần, dạy, dân, cách, và;
- Những từ hai tiếng: trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
1.2. Từ đơn và từ phức
- Từ đơn: chỉ gồm một tiếng
- Từ phức: gồm hai hoặc nhiều tiếng. Có hai loại: từ ghép và từ láy.
- Từ ghép: ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: quần áo, xe đạp...
- Từ láy: có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Ví dụ: lấp lánh, lưa thưa...
Bài tập minh họa
Ví dụ
Câu 1. Tìm 5 từ đơn nói về
- Các bộ phận cơ thể người.
- Các bộ phận của cây.
- Đồ dùng trong nhà.
- Đồ dùng học tập.
- Tính nết con người.
Gợi ý làm bài
- Các từ đơn chỉ:
- Bộ phận cơ thể người: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân, lưng, hông, eo...
- Bộ phận của cây: cành, lá, rễ, thân, cuống, hoa...
- Đồ dùng trong nhà: bàn, ghế, giường, tủ, chén,...
- Đồ dùng học tập: bút, thước, phấn, vở, sách...
- Tính nết con người: hiền, dữ, lanh, khờ...
Câu 2: Chọn các từ ghép sau ”xanh biếc, nổi tiếng, chói chang, thoáng đãng”, để điền vào chỗ trông trong đoạn văn cho thích hợp
“Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát...vào bậc nhất của nước ta. Đà Lạt phảng phất thời tiết của mùa thu với sắc trời...và không gian..., quanh năm không biết đến mặt trời...mùa hè”.
Gợi ý làm bài
“Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta. Đà Lạt phảng phất thời tiết của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian thoáng đãng, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè”.
3. Soạn bài Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt
Để biết cách phân biệt từ và tiếng, cách xác định từ đơn và từ phức, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt.