Bánh Chưng, bánh Giầy

Qua bài học Bánh chưng bánh giầy, các em cần thấy được đây là một câu chuyện nhằm giải thích nguồn gốc bánh chưng và bánh giầy - 2 loại bánh cổ truyền của dân tộc. Thông qua đó, đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời - Đất và Tiên Vương của dân tộc Việt Nam ta.

Tóm tắt bài

1.1.  Tìm hiểu chung

a. Tóm tắt

  • Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên Vương sẽ được truyền ngôi. Các Lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những Lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên Vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh Giầy, bánh hình vuông là bánh Chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, việc gói bánh Chưng và bánh Giầy cúng lễ Tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

b. Bố cục

  • Chia làm 3 đoạn
    • Đoạn 1. Từ đầu..."chứng giám": Vua chọn người nối ngôi.
    • Đoạn 2. Tiếp theo..."nặn hình tròn": Cuộc đua tài.
    • Đoạn 3. Còn lại: Kết quả thi tài.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Vua chọn người nối ngôi

  • Hoàn cảnh

    • Giặc ngoài đã yên, Vua có thể tập trung lo cho dân được no ấm.

    • Vua đã già, muốn truyền ngôi.

  • Ý định
    • Người nối ngôi phải nối được ý Vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
  • Hình thức
    • Lễ vật

⇒ Vua Hùng Vương là người sáng suốt, có cách riêng trong việc nhìn nhận, lựa chọn người tài đức.

b. Cuộc đua tài

  • Các Lang suy nghĩ theo kiểu thông thường, hạn hẹp cho rằng ai chẳng vui lòng với cỗ ngon, vật lạ không hiểu ý vua cha.
  • Lang Liêu được Thần giúp đỡ.
  • Thần giúp đỡ Lang Liêu vì:
    • Chàng là người thiệt thòi nhất
    • Chàng là Lang nhưng chăm lo việc đồng áng. Phận của chàng gần gũi trong dân thường tuy thân là con Vua.
    • Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần và thực hiện được ý Thần.
  • Lang Liêu làm bánh
    • Lang Liêu là người thông minh, có suy nghĩ sâu sắc, rất khéo tay và có lòng hiếu thảo
      • Bánh Chưng, bánh Giầy được chọn làm lễ tế Tiên Vương
  • Kết quả
    • Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì chàng đã làm vừa ý Vua và nối được chí Vua.

c. Ý nghĩa truyện

  • Nhằm giải thích nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Giầy.
  • Phản ánh thành tựu văn minh Nông nghiệp thời kì dựng nước
  • Đề cao lao động, đề cao nghề nông, đề cao lòng hiếu thảo.
  • Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc dựng xây đất nước.
  • Nghệ thuật

    • Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo
    • Lối kể chuyện dân gian: Theo trình tự thời gian

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề bài: Giới thiệu về chiếc bánh chưng trong ngày tết cổ truyền Việt Nam.

Gợi ý làm bài

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về bánh chưng.

b. Thân bài

  • Nguồn gốc của bánh chưng
    • Liên quan đến hoàng tử Lang Liêu của vua Hùng Vương thứ 6, nhắc nhở con cháu nhớ đến truyền thống dân tộc và coi trọng nền văn minh lúa nước.
  • Quan niệm về loại bánh này
    • Bánh chưng tượng trưng cho đất, nhắc sự biết ơn.
    • Tôn trọng mảnh đất đã nuôi sống con người Việt Nam cũng như nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của dân tộc.
  • Quá trình chuẩn bị nguyên liệu
    • Lá dong, lá chuối
    • Gạo nếp thơm ngon
    • Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh
  • Quá trình chế biến
    • Gói bánh
    • Luộc bánh
    • Ép và bảo quản sau khi bánh chín
  • Sử dụng bánh
    • Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên
    • Làm quà biếu cho người thân
    • Dùng để đãi khách
    • Dùng để ăn trong bữa cơm gia đình
  • Vị trí của bánh chưng trong ngày tết

c. Kết bài

  • Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam

3. Soạn bài Bánh Chưng, bánh Giầy

Truyện sự tích bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này vừa phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện còn là bài học quý về cách lựa chọn và sử dụng người có tài, có đức để trị vì đất nước. Để nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản, các em có thể tham khảo: Bài soạn Bánh Chưng, bánh Giầy.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Bánh Chưng, bánh Giầy

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?