Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 12 Bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp.
Câu hỏi trắc nghiệm (17 câu):
-
Câu 1:
Sơ đồ mạch điện có dạng như hình vẽ, điện trở R = 40W, cuộn thuần cảm \(L=\frac{3}{10\pi }(H)\) , tụ điện \(C=\frac{10^{-3}}{7\pi }(F)\) . Điện áp \(u_{AF}=120cos(100\pi t)\) (V).
Biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch nào sau đây đúng:
- A.\(i=2,4cos(100\pi t-\frac{37\pi }{180})(A)\)
- B.\(i=2,4cos(100\pi t-\frac{3\pi }{180})(A)\)
- C.\(i=2cos(100\pi t-\frac{37\pi }{180})(A)\)
- D.\(i=2,4cos(200\pi t-\frac{37\pi }{180})(A)\)
-
Câu 2:
Trong một đoạn mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, phát biểu nào sau đây đúng ?
- A.Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch không nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần R.
- B.Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch có thể nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên bất kỳ phần tử nào.
- C.Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử.
- D.Cường độ dòng điện chạy trong mạch luôn lệch pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
-
Câu 3:
Một mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh có R = 100\(\Omega\); \(C=\frac{1.10^{-4}}{\pi }(F)\);\(L=\frac{2}{\pi }(H)\) . cường độ dòng điện qua mạch có dạng: \(i=2cos(100\pi t)(A)\). Tìm biểu thức đúng của điện áp hai đầu mạch .
- A.\(u=100\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})(V)\)
- B.\(u=200\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})(V)\)
- C.\(u=200\sqrt{2}cos(200\pi t+\frac{\pi }{4})(V)\)
- D.\(u=200\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(V)\)
-
Câu 4:
Mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần R = 50\(\Omega\), một cuộn thuần cảm có hệ số tự cảm \(L=\frac{1}{\pi }(H)\) và một tụ điện có điện dung \(C=\frac{2.10^{-4}}{\pi }(F)\) mắc nối tiếp. Biết rằng dòng điện qua mạch có dạng \(i=5cos(100\pi t)(A)\).Tìm biểu thức đúng giữa điện áp tức thời hai đầu mạch điện.
- A.\(u=250\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})(V)\)
- B.\(u=20\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})(V)\)
- C.\(u=250\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(V)\)
- D.\(u=250cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})(V)\)
-
Câu 5:
Điện áp đặt vào hai đầu một đoạn mạch R, L, C không phân nhánh. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch là 200V, hai đầu L là 240V, hai bản tụ C là 120V. Điện áp hiệu dụng hai đầu R là:
- A.200V
- B.120V
- C.160V
- D.80V
-
Câu 6:
Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{2}} \right)\) vào hai đầu đoạn mạch chứa một điện trở thuần và một tụ điện mắc nối tiếp. Khi đó, dòng điện trong mạch có biểu thức \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{4}} \right)\). Mắc nối tiếp vào mạch tụ thứ hai có cùng điện dung với tụ đã cho. Khi đó, biểu thức dòng điện qua mạch là
- A.\(i = 0,63{I_0}\cos \left( {\omega t - 0,147\pi } \right)\,(A)\)
- B.\(i = 0,63{I_0}\cos \left( {\omega t - 0,352\pi } \right)\,(A)\)
- C.\(i = 1,26{I_0}\cos \left( {\omega t - 0,147\pi } \right)\,(A)\)
- D.\(i = 1,26{I_0}\cos \left( {\omega t - 0,352\pi } \right)\,(A)\)
-
Câu 7:
Cho ba linh kiện: điện trở thuần \(R = 60\,\,\Omega \), cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Lần lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp RL hoặc RC thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là \({i_1} = \sqrt 2 \cos (100\pi t - \pi /12)\,(A)\) và \({i_2} = \sqrt 2 \cos (100\pi t + 7\pi /12)(A)\). Nếu đặt điện áp trên vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì dòng điện trong mạch có biểu thức:
- A.\(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t + \pi /3)\,(A)\)
- B.\(i = 2\cos (100\pi t + \pi /3)\,(A)\)
- C.\(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t + \pi /4)\,(A)\)
- D.\(i = 2\cos (100\pi t + \pi /4)\,(A)\)
-
Câu 8:
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60 V vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i1 = \({I_0}\cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})\) (A). Nếu ngắt bỏ tụ điện C thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là \({i_2} = {I_0}\cos (100\pi t - \frac{\pi }{{12}})\) (A). Điện áp hai đầu đoạn mạch là
- A.\(u = 60\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{{12}})\) (V).
- B.\(u = 60\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{6})\) (V).
- C.\(u = 60\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{{12}})\) (V).
- D.\(u = 60\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})\) (V).
-
Câu 9:
Cho đoạn mạch điện xoay chiều AB không phân nhánh gồm một cuộn cảm thuần, một tụ điện có điện dung C thay đổi được, một điện trở hoạt động 100Ω. Giữa AB có một điện áp xoay chiều luôn ổn định \({\rm{u = 110cos(120\pi t - }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{3}}}{\rm{)}}\)(V). Cho C thay đổi, khi C = \(\frac{{{\rm{125}}}}{{{\rm{3\pi }}}}{\rm{\mu F}}\) thì điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị lớn nhất. Biểu thức của điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là
- A.\({{\rm{u}}_{\rm{L}}}{\rm{ = 110}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos(120\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{6}}}{\rm{)}}\) (V).
- B.\({{\rm{u}}_{\rm{L}}}{\rm{ = 220cos(120\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{6}}}{\rm{)}}\) (V).
- C.\({{\rm{u}}_{\rm{L}}}{\rm{ = 220cos(120\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}{\rm{)}}\) (V).
- D.\({{\rm{u}}_{\rm{L}}}{\rm{ = 110}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos(120\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}{\rm{)}}\) (V).
-
Câu 10:
Cho mạch điện không phân nhánh gồm R = 100\(\sqrt 3 \)W, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C =10-4 /2p (F). Đặt vào 2 đầu mạch điện một hiệu điện thế u = 100\(\sqrt 2 \)cos 100pt. Biết hiệu điện thế ULC = 50V ,dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế.Viết biểu thức cường độ dòng điện i trong mạch
- A.\(i = 0,5\sqrt 2 c{\rm{os}}(100\pi t - \frac{\pi }{6})(A)\)
- B.\(i = 0,5\sqrt 2 c{\rm{os}}(100\pi t + \frac{\pi }{6})(A)\)
- C.\(i = 2\cos \left( {120\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,A\)
- D.\(i = 2\cos \left( {120\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\,A\)
-
Câu 11:
Sơ đồ mạch điện có dạng như hình vẽ, điện trở R = 40W, cuộn thuần cảm \(L = \frac{3}{{10\pi }}H\)H, tụ điện \(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{7\pi }}F\) F. Điện áp \({{\rm{u}}_{{\rm{AF}}}} = 120\cos 100\pi t\,(V)\,\) (V). Hãy lập biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch.
- A.\(i = 2,4\cos \left( {100\pi t + \frac{{18\pi }}{{37a}}} \right)(A)\)
- B.\(i = 2,4\cos \left( {100\pi t - \frac{{18\pi }}{{37a}}} \right)(A)\)
- C.\(i = 2,4\cos \left( {100\pi t + \frac{{37\pi }}{{180}}} \right)(A)\)
- D.\(i = 2,4\cos \left( {100\pi t - \frac{{37\pi }}{{180}}} \right)(A)\)
-
Câu 12:
Cho mạch điện xoay chiều AB gồm R,L,C mắc nối tiếp . Biết R2C = 16L . Đoạn mạch đang cộng hưởng . biết điện áp hiệu dụng của toàn đoạn mạch AB là 120 V.Tính điện áp hiệu dụng UR, UL, UC ?
- A.10V
- B.20V
- C.30V
- D.40V
-
Câu 13:
Cho đoạn mạch xoay chiều gồm R = 40Ω cuộn cảm thuẩn có độ tự cảm L = 0,4/π H và tụ điện có điện dung 10-4π (F) mắc nối tiếp. Hai đầu đoạn mạch mắc vào nguồn xoay chiều có tần số 50Hz. Tổng trở của mạch là
- A.80Ω
- B.72Ω
- C.120Ω
- D.150Ω
-
Câu 14:
Nguyễn Tiến Minh tiến hành mắc nối tiếp một cuộn dây có điện trở thuần r = 50Ω và độ tự cảm L = 0,5H và một tụ điện có điện dung C = 100μF. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch biến đổi điều hòa với tần số 50Hz. Tìm tổng trở của đoạn mạch
- A.208,4Ω
- B.124,6Ω.
- C.164,45Ω
- D.85,8Ω
-
Câu 15:
Mạch xoay chiều RLC nối tiếp. Trường hợp nào sau đây có cộng hưởng điện:
- A.Thay đổi f để UCmax
- B.Thay đổi L để ULmax
- C.Thay đổi C để UR max.
- D.Thay đổi R để UCmax.
-
Câu 16:
Đặt vào hai đầu mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng trên các phần tử R, L, C lần lượt là 40V, 50V và 80V. Khi thay đổi tần số của dòng điện để mạch có cộng hưởng thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở R bằng
- A.50V.
- B.35V.
- C.70V.
- D.40V.
-
Câu 17:
Đặt điện áp u = 100√2cos(ωt)(V) có ω thay đổi được vào 2 đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần 200Ω , cuộn cảm thuần có độ tự cảm 25/36π H và tụ điện có điện dung 10-4/π mắc nối tiếp. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 50W. Xác định tần số của dòng điện.
- A.40Hz
- B.50Hz.
- C.60Hz
- D.90Hz