TỔNG HỢP CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN THI THPT QG 2017 MÔN VẬT LÝ
ĐỀ THI THAM KHẢO TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐH VINH- NGHỆ AN
( Lần 1 và lần 2)
Đề tham khảo số 1
ĐỀ THI THỬ THPT QG 2017 MÔN VẬT LÝ LẦN 1
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH
TỔNG HỢP CÂU HỎI LÝ THUYẾT TRONG ĐỀ THI
Câu 1: Trong mạch dao động LC tự do có cường độ dòng điện cực đại là I0. Tại một thời điểm nào đó khi dòng điện trong mạch có cường độ là i. Hiệu điện thế hai đầu tụ điện là u thì ta có quan hệ
A. \(I_0^2 - {i^2} = \frac{{{u^2}}}{{LC}}\) B. \(I_0^2 - {i^2} = \frac{{C{u^2}}}{L}\)
C. \(I_0^2 - {i^2} = \frac{{L{u^2}}}{C}\) D. \(I_0^2 - {i^2} = LC{u^2}\)
Câu 2: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai nguồn phát sóng bằng
A. một bước sóng. B. hai lần bước sóng
C. một nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng.
Câu 3: Trong dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động cùa vặt lặp lại như cũ được gọi là
A. chu kì dao động. B. pha ban đầu của dao động
C. tần số dao động. D. tần số góc của dao động.
Câu 8: Dòng điện tức thời luôn trễ pha so với điện áp xoay chiều ở hai đầu một đoạn mạch đó :
A. gồm cuộn cảm mắc nối tiếp với tụ điện.
B. gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm.
C. chỉ có tụ điện.
D. gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện.
Câu 10: Sóng điện từ dùng để liên lạc giữa các điện thoại di dộng là:
A. sóng cực ngắn. B. sóng trung. C. sóng dài. D. sóng ngắn.
Câu 12: Vecto cường độ điện trường của sóng điện từ ở tại điểm M có hướng thẳng đứng từ trên xuống, véc tơ cảm ứng từ của nó nằm ngang và hướng từ Tây sang Đông. Hỏi sóng này đến điểm M từ hướng nào?
A. Từ phía Nam B. Từ phía Bắc. C. Từ phía Đông. D. Từ phía Tây.
Câu 13: Cho một tia sáng tạp sắc cấu tạo bởi bốn thành phần đơn sắc: vàng, lam, lục và tím truyền nghiêng góc với mặt phân cách từ nước ra không khí. Sắp xếp theo thứ tự góc khúc xạ tăng dần của các tia sáng đơn sắc. Thứ tự đúng là
A. tím, lam, lục, vàng. B. vàng, lam, lục, tím.
C. tím, lục, lam, vàng. D. vàng, lục, lam, tím.
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | C | A | A | C | D | C | B | C | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | |||||||
Đáp án | D | B | D |
Đề tham khảo số 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG 2017 MÔN VẬT LÝ LẦN 2
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH
TỔNG HỢP CÂU HỎI LÝ THUYẾT TRONG ĐỀ THI
Câu 1: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, cảm ứng điện từ \(\overrightarrow B \) và cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) luôn
A. biến thiên cùng pha với nhau. B. biến thiên không cùng tần số với nhau.
C. biến thiên vuông pha với nhau. D. cùng phương với nhau.
Câu 2: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng sóng vô tuyến, không có bộ phận nào dưới đây?
A. Mạch tách sóng. B. Mạch biến điệu (trộn sóng).
C. Anten phát. D. Mạch khuếch đại.
Câu 3: Sự phát sáng của vật nào dưới đây là hiện tượng quang–phát quang?
A. Bóng đèn pin. B. Ngọn đèn dầu. C. Tia lửa điện. D. Bóng đèn ống.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng?
A. Máy biến áp có thể tăng điện áp hiệu dụng của điện áp xoay chiều.
B. Máy biến áp có thể giảm điện áp hiệu dụng của điện áp xoay chiều.
C. Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.
D. Máy biến áp có thể dùng biến đổi cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
Câu 6: Năng lượng dao động của một hệ dao động điều hòa
A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số bằng nửa tần số dao động của vật.
B. bằng tổng động năng và thế năng của hệ tại cùng một thời điểm bất kì.
C. bằng động năng của vật khi vật ở vị trí biên.
D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng nửa chu kì dao động của vật.
Câu 7: Trong trò chơi dân gian “đánh đu”, khi người đánh đu làm cho đu dao động với biên độ ổn định thì dao động của hệ lúc đó là dao động
A. cưỡng bức. B. tắt dần. C. duy trì. D. tự do.
Câu 8: Thí nghiệm nào sau đây dùng để đo bước sóng ánh sáng?
A. Thí nghiệm về sự tán sắc của Niu-tơn
B. Thí nghiệm hiện tượng quang điện của Héc
C. Thí nghiệm nhiễu xạ ánh sáng
D. Thí nghiệm giao thoa Y-âng
Câu 11: Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng nào sau đây?
A. Hiện tượng quang dẫn B. Hiện tượng ion hóa
C. Hiện tượng phát quang D. Hiện tượng quang điện ngoài
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | A | D | C | A | B | C | D | C | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | |||
Đáp án | A | B | D | D | B | B | C |
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi trong phần Tổng hợp câu hỏi lý thuyết môn Vật Lý ôn thi THPT QG từ đề thi thử tham khảo của trường THPT Chuyên Đại Học Vinh- Nghệ An
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sắp tới.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Bộ 5 Đề thi thử THPT QG 2017 môn Vật Lý các trường THPT chuyên có đáp án
-
Bộ 5 đề thi thử THPT QG 2017 môn Vật Lý các Sở GD-ĐT có giải chi tiết
-
Bộ 5 Đề thi thử THPT QG 2017 có lời giải chi tiết môn Vật Lý
Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.