Bài học này giúp các em hệ thống hóa kiến thức đã học về: từ loại, cụm từ, các thành phần câu, các kiểu câu đã được học.
Tóm tắt bài
1.1. Thành phần câu
Thành phần câu | Đặc điểm | |
Thành phần chính (bắt buộc để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt ý trọn vẹn). | Chủ ngữ | Nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái... được miêu tả ở vị ngữ. Thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì? hoặc Cái gì? Thường là danh từ, đại từ hoặc là cụm danh từ (có thể là động từ, tính từ, cụm động từ) Câu có một chủ ngữ hoặc nhiều chủ ngữ. |
Vị ngữ | Có khả năng kết hợp với các phó từ. Thường trả lời cho câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì? Thường là động từ - cụm động từ, tính từ - cụm tính từ, danh từ - cụm danh từ. Câu có một hoặc nhiều vị ngữ. | |
Thành phần phụ (không bắt buộc) | Trạng ngữ | Nêu hoàn cảnh: không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích.. diễn ra sự việc mới ở trong câu. Thường đứng ở đầu câu, có khi đứng ở giữa CN-VN hoặc cuối câu. |
Khởi ngữ | Nêu đề tài của câu. Thường đứng trước CN. Có thêm quan hệ từ: về, đối với vào trước. |
- Thành phần chính:
- Chủ ngữ
- Vị ngữ
- → Là thành phần bắt buộc để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt ý trọn vẹn.
- Thành phần phụ:
- Trạng ngữ: Bổ sung chi tiết cho các nòng cốt câu.
- Khởi ngữ: Nhấn mạnh đề tải nói đến trong câu.
1.2. Thành phần biệt lập
1.3. Các kiểu câu
a. Câu đơn
- Câu đơn là câu có một cụm C - V.
- Câu đặc biệt: Không có cấu tạo theo mô hình C - V.
b. Câu ghép
- Có hai cụm C - V trở lên không bao chứa nhau.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: nguyên nhân, tương phản, điều kiện (giả thiết), bổ sung, mục đích,...
1.4. Biến đổi câu
- Rút gọn câu
- Tách câu
- Biến đổi thành câu bị động.
1.5. Các kiểu câu ứng với mục đích giai tiếp khác nhau
- Chia theo mục đích nói (hình thức ngữ pháp): trần thuật, cầu khiến, cảm thán, nghi vấn.
- Hành động nói đa dạng:
- Trực tiếp.
- Gián tiếp.
2. Soạn bài Tổng kết phần ngữ pháp (Tiếp theo)
Để hệ thống hóa kiến thức đã học về phần Ngữ pháp, các em có thể tham khảo
bài soạn Tổng kết phần ngữ pháp (Tiếp theo).