Tổng hợp các công thức cần nhớ để giải bài tập về Dòng điện không đổi môn Vật lý 9

TỔNG HỢP CÔNG THỨC CẦN NHỚ VỀ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI MÔN VẬT LÝ 9

1. Tĩnh điện

Có hai loại điện tích, đó là điện tích dương và điện tích âm.

Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, mhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.

Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

2. Dòng điện

Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.

Dòng điện có các tác dụng:

- Tác dụng nhiệt.

- Tác dụng phát sáng.

- Tác dụng từ .

- Tác dụng hoá học.

- Tác dụng sinh lý.

3. Hiệu điện thế – Cường độ dòng điện

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là nguyên nhân gây ra dòng điện trong đoạn mạch đó.

Đối với một vật dẫn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu vật càng lớn thì dòng điện chạy qua vật có cường độ càng lớn

4. Công thức tính điện trở

\(R = \frac{{\rho .\ell }}{S}\)

Trong đó:

l: Là chiều dài dây dẫn (m).

S: Là tiết diện ngang của dây dẫn (m2).

\(\rho\): Là điện trở suất ( .m)

R: Là điện trở của dây dẫn (Ω ).

5. Biến trở

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

6. Định luật Ôm cho đoạn mạch

\(I = \frac{U}{R}\)

Trong đó:

U: Là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn (V).

R: Là điện trở của dây dẫn (Ω ).

I: Là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn  (A).

* Lưu ý:

- Khối lượng của dây dẫn: m = DV =D.S.l .

Trong đó:

D: là khối lượng riêng của vật liệu làm nên dây dẫn (kg/m3).

S: là tiết diện cắt ngang của dây dẫn (m2).

l: là chiều dài của dây dẫn (m).

- Tiết diện cắt ngang của dây dẫn hình trụ:

 S = r2 = r2.3,14. Trong đó r là bán kính (m).

Định luật Ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp

Hình 69.

* Cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp bằng cường độ dòng điện qua các điện trở thành phần.

I = I1 = I2 = I3 = … = In.

* Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.

U = U1 + U2 + U3 + … + Un.

* Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng điện trở của các điện trở thành phần.

R = R1 + R2 + R3 + … + Rn.

* Lưu ý:

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỷ lệ thuận điện trở đó:

\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}}\, = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)

+ Khi có n điện trở bằng nhau, mỗi điện trở có giá trị là R0 và mắc nối tiếp thì:   R = n.R0

7. Định luật Ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc song song

Hình70.

* Cường độ dòng điện qua mạch chính của đoạn mạch mắc song song bằng tổng cường độ qua các đoạn mạch rẽ.

I = I1 + I2 + I3 + … + In.

* Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.

U = U1 = U2 = U3 = … = Un.

* Tổng nghịch đảo của điện trở của đoạn mạch mắc song song bằng tổng các nghịch đảo của các điện trở trong các đoạn mạch rẽ.

\(\frac{1}{R}\, = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}} + ...\, + \frac{1}{{{R_n}}}\)

* Lưu ý:

+ Khi chỉ có 2 điện trở mắc song song thì:

\(R = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}_2}}\)

+ Cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch rẽ tỷ lệ nghịch với điện trở của chúng:   \(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}}\, = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)

+ Khi có n điện trở bằng nhau, mỗi điện trở có giá trị là R0 và mắc song song thì:

\(R\, = \frac{{{R_0}}}{n}\)

8. Công suất, điện năng, công của dòng điện

...

9. Định luật Jun – Len-xơ

...

---Để xem tiếp nội dung Phần 8 và Phần 9, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề Tổng hợp các công thức cần nhớ để giải bài tập về Dòng điện không đổi môn Vật lý 9. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?