Tổng hợp bài tập về tính theo phương trình hóa học có đáp án chi tiết môn Hóa học 9

BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Bài 1: Chia hỗn hợp gồm 2 kim loại A, B có hoá trị n, m làm 3 phần bằng nhau.

Phần 1: Hoà tan hết trong axit HCl thu được 1,792 lit H2 (đktc).

Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lit khí (đktc) và còn lại chất rắn không tan có khối lượng bằng 4/13 khối lượng mỗi phần.

Phần 3: Nung trong oxi dư thu được 2,84g hỗn hợp gồm 2 oxit là A2On và B2Om . Tính tổng khối lượng mỗi phần và xác định 2 kim loại A và B.

Hướng dẫn:

Gọi a, b là số mol của A, B trong mỗi phần.

Phần 1:

Viết PTHH:

Số mol H2 =  +  = 1,792 : 22,4 = 0,08 mol ----> na + mb = 0,16   (I)

Phần 2:

Tác dụng với NaOH dư chỉ có 1 kim loại tan, giả sử A tan.

A + (4 – n)NaOH + (n – 2)H2O ---> Na4 – nAO2 + n/2 H2

a (mol)                                                                    na/2 (mol)

Số mol H2 = na/2 = 1,344 : 22,4 ---> na = 0,12     (II)

Thay vào (I) --> mb = 0,04.

Mặt khác khối lượng B trong mỗi phần:

mB = 4/13.m1/3 hh

Phần 3:

Viết PTHH:

mhh oxit = (2MA + 16n).a/2 + (2MB + 16m).b/2 = 2,84 

          = MA + MB + 8(na + mb) = 2,84 ---> MA + MB = 1,56 (g)      (*)

mB = 4/13. 1,56 = 0,48 (g) ----> mA = 1,08 (g)

---> MA = 1,08n : 0,12 = 9n --> n = 3 và MA = 27 là phù hợp. Vậy A là Al

---> MB = 0,48m : 0,04 = 12m --> m = 2 và MB = 24 là phù hợp. Vậy B là Mg.

Bài 2: Nung a(g) hỗn hợp A gồm MgCO3, Fe2O3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn B có khối lượng bằng 60% khối lượng hỗn hợp A. Mặt khác hoà tan hoàn toàn a(g) hỗn hợp A trong dung dịch HCl thu được khí C và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi, thu được 12,92g hỗn hợp 2 oxit.

Cho khí C hấp thụ hoàn toàn vào 2 lit dung dịch Ba(OH)2 0,075M, sau khi phản ứng xong, lọc lấy dung dịch, thêm nước vôi trong dư vào trong dung dịch thu được thêm 14,85g kết tủa.

a/ Tính thể tích khí C ở đktc.

b/ Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.

Hướng dẫn:

Đặt số mol MgCO3, Fe2O3, CaCO3 lần lượt là x, y, z (mol) trong hỗn hợp A.

Ta có: 84x + 160y + 100z = a(g)    (I)

Sau khi nung chất rắn B gồm: x mol MgO, y mol Fe2O3 và z mol CaO.

40x + 160y + 56z = 0,6a   (II)

Từ (I, II) ta có: 44(x + y) = 0,4a ---> a = 110(x + y)         (III)

Cho A + HCl.

Khí C gồm có: Số mol CO2 = x + y (mol)

Hỗn hợp D gồm có: x mol MgCl2, y mol FeCl3, z mol CaCl2.

Cho D + NaOH dư thu được 2 kết tủa: x mol Mg(OH)2 và y mol Fe(OH)3 ---> 2 oxit tương ứng là: x mol MgO, y mol Fe2O3 .

moxit = 40x + 160y = 12,92         (IV)

Cho C + dd Ba(OH)2 ---> a mol BaCO3 và b mol Ba(HCO3)2

Ta có: Số mol CO2 phản ứng là: a + 2b = x + z

Số mol Ba(OH)2 phản ứng là: a + b = 2 . 0,075

---> b = (x + y) – 0,15  (V)

PTHH:

Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 ----->  CaCO3 + BaCO3 + 2H2O

    b mol                                  b mol       b mol

Ta có: 100b + 197b = 14,85 ---> b = 0,05.

Từ (V) --> x + y = 0,2

Từ (III) --> a = 110 . 0,2 = 22g

a/ Thể tích khí CO2 thu được ở đktc là: 4,48 lit

b/ Giải hệ PT (I, III, V) ---> x = 0,195, y = 0,032, z = 0,005.

Khối lượng và thành phần % của các chất là:

mMgCO3 = 16,38g ( 74,45%)

mFe2O3 = 5,12g (23,27%)

mCaCO3 = 0,5g ( 2,27%)

Bài 3: Hỗn hợp bột A gồm Fe và Mg có khối lượng 2,72g được chia thành 2 phần bằng nhau.

Phần 1: Cho vào 400ml dung dịch CuSO4 a(M) chờ cho phản ứng xong thu được 1,84g chất rắn B và dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa. Sấy nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi cân được 1,2g chất rắn D.

Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A và trị số a?

Phần 2: Cho tác dụng với V(ml) dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn E có khối lượng 3,36g. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong chất rắn E? Tính V?

Hướng dẫn:

Xét phần 1:

m(Mg + Fe) = 2,72 : 2 = 1,36g.

TH1: 1/2  hh A phản ứng hết với CuSO4. ---> dd C gồm có: FeSO4, MgSO4, CuSO4.

Chất rắn B là Cu (có khối lượng 1,84g)

Cho dd C + dd NaOH ---> kết tủa Fe(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2 ---> Oxit tương ứng sau khi nung trong kk là Fe2O3, MgO, CuO có khối lượng là 1,2g < 1,36g --> Vậy A chưa tham gia phản ứng hết.

TH2: 1/2  hh A phản ứng chưa hết với CuSO4.

Giả thiết Mg Mg phản ứng chưa hết (mà Mg lại hoạt động hoá học mạnh hơn Fe) thì dd CuSO4 phải hết và Fe chưa tham gia phản ứng --> dd C là MgSO4 và chất rắn D chỉ có MgO.

---> Số mol Mg phản ứng = nCu = nMgO = 1,2 : 40 = 0,03 mol

Chất rắn B gồm Cu, Fe và Mg còn dư.

Nhưng ta thấy mCu tạo ra = 0,03 . 64 = 1,92g > 1,84g --> Trái với điều kiện bài toán. Vậy Mg phải hết và Fe tham gia 1 phần.

Như vậy:

chất rắn B gồm có: Cu và Fe còn dư

dd C gồm có MgSO4 và FeSO4

chất rắn D gồm có MgO và Fe2O3 có khối lượng là 1,2g.

Đặt x, y là số mol Fe, Mg trong 1/2 hh A và số mol Fe còn dư là z (mol)

56x + 24y = 1,36

(x – z).64 + y.64 + 56z = 1,84

160(x – z) : 2 + 40y = 1,2

Giải hệ phương trình trên ta được: x = 0,02, y = 0,01, z = 0,01.

---> %Fe = 82,35% và %Mg = 17,65%

Số mol của CuSO4 = 0,02 mol ----> a = 0,02 : 0,4 = 0,05M

Xét phần 2:

1/2  hh A có khối lượng là 1,36g

Độ tăng khối lượng chất rắn = 3,36 – 1,36 = 2,0g

Giả thiết Fe chưa phản ứng.

Ta có: số mol Mg phản ứng = 2 : (2 . 108 – 24) = 0,0104 mol > nMg trong phần 1.

----> Như vậy Fe đã tham gia phản ứng và Mg đã phản ứng hết.

mrắn do Mg sinh ra = 0,01 . (2. 108 – 24) = 1,92g

mrắn do Fe sinh ra = 2 – 1,92 = 0,08 g

nFe phản ứng = 0,08 : (2. 108 – 56) = 0,0005 mol.

nFe dư = 0,02 – 0,0005 = 0,0195mol

Vậy chất rắn E gồm có Fe còn dư và Ag được sinh ra sau phản ứng.

Tổng số mol AgNO3 đã phản ứng = (0,01 + 0,0005).2 = 0,021 mol

Thể tích của dd AgNO3 0,1M đã dùng = 0,021 : 0,1 = 0,21 lit.

Bài 4: Cho 9,86g hỗn hợp gồm Mg và Zn vào 1 cốc chứa 430ml dung dịch H2SO4 1M loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thêm tiếp vào cốc 1,2 lit dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung nóng đến khối lượng không đổi thì thu được 26,08g chất rắn. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

 

---(Để xem nội dung đầy đủ của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng hợp bài tập về tính theo phương trình hóa học có đáp án chi tiết môn Hóa học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập thật tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?