Tổng hợp bài tập Vận dụng cao môn Vật Lý ôn thi THPT QG 2017 trường THPT Ninh Hải

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 MÔN VẬT LÝ

TRƯỜNG THPT NINH HẢI

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT CÁC CÂU VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO

 

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục ox có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp  t1 = 1,625s và t2 = 2,375s, Tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó 16cm/s. ở thời điểm t = 0 vận tốc v0 (cm/s) và li đô x0 (cm)  của vật thỏa mãn hệ thức

A. x0v0 =   \(4\pi \sqrt 3 \)            B. x0v0 =  \(12\pi \sqrt 3 \)           

C. x0v0 =    \( - 12\pi \sqrt 3 \)      D. x0v0\( - 4\pi \sqrt 3 \)

Dạng BT: Dao động điều hòa                                         Mức độ: Vận dụng

Lời giải:

+ Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vận tốc bằng không là

\(\Delta t = \frac{T}{2} = 2,375 - 1,625 \Rightarrow T = 1,5{\rm{s}}\)

Tốc độ trung bình   \({v_{tb}} = \frac{{2{\rm{A}}}}{{\frac{T}{2}}} = 16 \Rightarrow A = 6cm\)

+ Tần số góc của dao động \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{1,5}} = \frac{{4\pi }}{3}\)

+ Thời điểm ban đầu ứng với lùi một góc quét  \(\varphi  = \omega {t_1} = \frac{{13\pi }}{6}\)rad

Từ hình vẽ ta thấy :  \({x_0}{v_0} =  - \frac{A}{2}\frac{{\sqrt 3 }}{2}\omega A =  - 12\sqrt 3 \pi \)

Câu 2:

Cho hai mạch dao động lí tưởng L1C1 và L2C2. Trong hệ trục tọa độ vuông góc qOi, đường (1) là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa điện tích và dòng điện của mạch dao động thứ 1, đường (2) là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa điện tích và dòng điện của mạch dao động thứ 2 (hình vẽ ). Biết điện áp cực đại hai bản tụ trong hai mạch dao động là bằng nhau. Tỉ số độ tự cảm của mạch thứ 1 so với mạch thứ 2 là

A. 64                               B.  \(\frac{1}{{64}}\)                            

C.   \(\frac{1}{{256}}\)                          D. 256

Dạng BT: Mạch dao động LC                                          Mức độ: Vận dụng

Lời giải:

Từ hình vẽ ta có :

\(\left\{ \begin{array}{l}
{I_{01}} = 4{I_{02}}\\
{Q_{01}} = \frac{1}{4}{Q_{02}}
\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{I_{01}}}}{{{Q_{01}}}} = 16\frac{{{I_{02}}}}{{{Q_{02}}}} \Leftrightarrow \frac{{{\omega _2}}}{{{\omega _1}}} = \frac{1}{{16}} \Leftrightarrow \sqrt {\frac{{{L_1}{C_1}}}{{{L_2}{C_2}}}}  = \frac{1}{{16}}\)

Mặc khác

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{Q_{01}} = {C_1}{U_{01}}\\
{Q_{02}} = {C_2}{U_{02}}
\end{array} \right.\\
Do\,\,{Q_{01}} = \frac{1}{4}{Q_{02}}\\
{U_{01}} = {U_{02}}\\
 \to \frac{{{C_1}}}{{{C_2}}} = \frac{{{Q_{01}}}}{{{Q_{02}}}} = \frac{1}{4}
\end{array}\)

Thay vào biểu thức trên ta tìm được 

\(\frac{{{L_1}}}{{{L_2}}} = \frac{1}{{64}}\)

Câu 3: 

Một đoạn mạch xoay chiều có điện trở thuần  \(R = 32\,\Omega \) và tụ có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định có tần số f = 50 Hz. Kí hiệu uR, uC tương ứng là điện áp tức thời 2 đầu phần tử R và C.  Biết rằng \(625u_R^2 + 256u_C^2 = {\left( {1600} \right)^2}\left( {{V^2}} \right)\) . Điện dung của tụ điện là

A. \(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2\pi }}F\) .                         B. \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}F\) .                        

C. \(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{5\pi }}F\).                          D. \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{5\pi }}F\) .

Dạng BT: Các mạch điện xoay chiều                                        Mức độ: Vận dụng

Lời giải:

Từ phương trình 

\(\begin{array}{l}
625u_R^2 + 256u_C^2 = {1600^2}\\
 \Leftrightarrow \frac{{u_R^2}}{{{{\underbrace {64}_{{U_{0R}}}}^2}}} + \frac{{u_C^2}}{{{{\underbrace {100}_{{U_{0C}}}}^2}}} = 1
\end{array}\)

Ta có:

\({Z_C} = \frac{{{U_{0C}}}}{{{I_0}}} = \frac{{{U_{0C}}}}{{\frac{{{U_{0{\rm{R}}}}}}{R}}} = \frac{{100}}{{\frac{{64}}{{32}}}} = 50\Omega  \Rightarrow C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{5\pi }}F\)

Câu 4: Cho phản ứng hạt nhân \({}_0^1n + {}_3^6Li \to {}_1^3H + \alpha \) . Hạt nhân \({}_3^6Li\) đứng yên, nơtron có động năng Kn = 2 Mev. Hạt \(\alpha \) và hạt nhân \({}_1^3H\)  bay ra theo các hướng hợp với hướng tới của nơtron những góc tương ứng bằng 150 và  300. Lấy tỉ số giữa các khối lượng hạt nhân bằng tỉ số giữa các số khối của chúng. Bỏ qua bức xạ gamma. Phản ứng tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng ?

A. Thu 1,66 Mev.         B. Tỏa 1,52 Mev.           C. Tỏa 1,66 Mev.           D. Thu 1,52 Mev

Dạng BT: Phản ứng hạt nhân                                         Mức độ: Vận dụng cao

Lời giải:

+ Định luật bảo toàn động lượng cho phản ứng hạt nhân :

\(\overrightarrow {{p_n}}  = \overrightarrow {{p_\alpha }}  + \overrightarrow {{p_H}} \)

+ Chiếu lên phương thẳng đứng và phương ngang, ta thu được

\(\left\{ \begin{array}{l}
{p_\alpha }\sin {15^0} = {p_H}\sin {30^0}\\
{p_\alpha }\cos {15^0} + {p_H}\cos {30^0} = {p_n}
\end{array} \right.\)

Kết hợp với \(p = \sqrt {2mK} \) , ta có :

\(\left\{ \begin{array}{l}
\sqrt {4{K_\alpha }} \sin {15^0} = \sqrt {3{K_H}} \sin {30^0}\\
\sqrt {4{K_\alpha }} \cos {15^0} + \sqrt {3{K_H}} \cos {30^0} = \sqrt {{K_n}} 
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{K_H} = 0,089MeV\\
{K_\alpha } = 0,25MeV
\end{array} \right.\)

Năng lượng phản ứng tỏa ra :

\(\Delta E = {K_\alpha } + {K_H} - {K_n} \approx  - 1,66MeV\)

Câu 5: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng  bằng khe Young, hai khe được chiếu sáng đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lược là 0,6\(\mu m\) và 0,5\(\mu m\) . Trên đoạn AB đối xứng với vân trung tâm có tổng cộng 135 vân sáng (gồm cả hai vân ở hai đầu). Số vị trí trùng nhau của hai bức xạ trên đoạn AB là

A. 14                               B. 12                               C. 13                               D. 15

Dạng BT: Giao thoa ánh sáng                                         Mức độ: Vận dụng

Lời giải:

Điều kiện để hai vân sáng trùng nhau

\(\frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{5}{6}\)

Khoảng giữa hai vân trùng nhau có 9 vân sáng đơn sắc

Trừ một vân sáng trung tâm ở giữa, mỗi bên còn lại 67 vân, cứ 9 vân đơn sắc lại có một vân trùng, vậy

\(67 = n + 9n \Rightarrow n = 6,7\)

Vậy có 13 vân trùng nhau

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích đoạn một phần hướng dẫn giải chi tiết các câu bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao trong đề thi thử THPT QG 2017 tham khảo của trường THPT Ninh Hải- Ninh Thuận

Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sắp tới.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?