Tình huống nhận thức trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích tình huống nhận thức trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Chúng tôi mời các em xem thêm video bài giảng hướng dẫn tìm hiểu về hai tình huống nhận thức xuất hiện trong tác phẩm là tình huống nhậ thức trên bãi biển và tình huống nhận thức ở tòa án huyện của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận tiện cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm về phần này; để có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn phân tích được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

TÌNH HUỐNG NHẬN THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả – tác phẩm
    • Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: Sáng tác của ông viết trong những năm 80 thường hướng đến đời thường, khám phá về số phận và phẩm cách con người trong thực trạng đa đạng và phức tạp cuộc sống.
    • “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu viết năm 1983. Qua tác phẩm nhà văn xây dựng một tình huống truyện độc đáo. Tình huống nhận thức mang tính khám phá, phát hiện về đời sống.

b. Thân bài

  • Giới thiệu khái quát tình huống
    • Khái niệm tình huống: là những thời khắc đặc biệt trong đời sống mà ở đó các nhân vật thể hiện rõ bản chất trong các mối quan hệ giữa các nhân vật với hoàn cảnh.
    • Tình huống đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Phân tích tình huống nhận thức
    • Tình huống làm thay đổi nhận thức con người nghệ sĩ Phùng đang ở trong giây phút thăng hoa của cảm xúc vì phát hiện ra “cảnh đắt trời cho”.
    • Cảnh một chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương và một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí mệt mỏi; một gã đàn ông to lớn, độc dữ) phi nhân tính (gã chồng đánh đập người vợ một cách thô bạo; đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha). Trước cảnh tượng ấy người nghệ sĩ trào lên một cảm xúc ngỡ ngàng từ đó anh đã có một cách nhìn đời khác hẳn → Đây là tình huống độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Tình huống bất ngờ, chứa đựng những nghịch lí của đời sống (cộng với câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện) đã khiến cho Phùng thay đổi nhận thức về cuộc sống:
      • Thấy rõ những ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.
      • Thấy rõ nghệ thuật phải gắn chặt với đời sống. Chiếc thuyền nghệ thuật mang vẻ đẹp huyền ảo thì ngoài xa, nhưng sự thật cuộc đời và vì cuộc đời. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Tình huống nhận thức trong “Chiếc thuyền ngoài xa” vì thế như một gợi ý về yêu cầu đối với nghệ sĩ: phaỉ biết rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống. Người nghệ sĩ nếu đã có tình yêu sâu nặng với con người, phải biết turng thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực cho dù hiện thực ấy có khắc nghiệt đến đâu chăng nữa.

⇒ Qua tình huống nhận thức trong truyện, tác giả gửi gắm thông điệp: không được đơn giản, dễ dãi trong cách nhìn cuộc sống, con người mà phải có một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của hiện tượng.

=> Tình huống trên cũng đồng thời thể hiện cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và âu lo của nhà văn đối với con người, với hiện thực cuộc sống trong thời bình.

c. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề.
  • Cảm nhận của bản thân.

Bài văn mẫu

Đề bài: Anh (chị) hãy viết bào văn phân tích tình huống nhận thức trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý làm bài

       Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: Sáng tác của ông viết trong những năm 80 thường hướng đến đời thường, khám phá về số phận và phẩm cách con người trong thực trạng đa đạng và phức tạp cuộc sống. “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu viết năm 1983. Qua tác phẩm nhà văn xây dựng một tình huống truyện độc đáo. Tình huống nhận thức mang tính khám phá, phát hiện về đời sống.

      Sự thành công của một truyện ngắn hay mội cuốn tiểu thuyết phần lớn do nghệ thuật tạo ra tình huống truyện của tác giả. Sự thành công của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn “Chiếc truyền ngoài xa" cũng không ngoài điều đó. Vậy muốn phân tích nghệ thuật tạo nên tình huống truyện trong truyện ngắn này trước tiên phải hiểu tình huống truyện là gì?       

Tình huống truyện là hoàn cảnh riêng (thời gian, không gian; sự việc diễn ra trong thời gian, không gian đó ...) được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ rõ nét nhất. Đối với truyện ngắn, tình huống giữ một vai trò rất quan trọng của truyện, là hạt nhân của cấu trúc thể loại

Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Nếu tình huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật, tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật thì tình huốing nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ" chân lí của nhân vật. Tình huống trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu thuộc loại tình huống nhận thức.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --

Những lời lẽ của người đàn bà đã giúp Đẩu nhận ra những nghịch lí của đời sống - những nghịch lí buộc con người phải chấp nhận một cách chua chát “trên thuyền phải có một người đàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo”. Từ đây, Đẩu có thể đã bắt đầu hiểu ra rằng muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần phải có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là lòng tốt, thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tế.

Tình huống này cùng với tình huống trên của truyện, Phùng đã nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn một cách đơn giản, phải đi sâu vào thực tế cuộc sống để hiểu được thực tế cuộc sống, những nghịch lí nhưng cổ lí của cuộc sống.

       Tóm lại, trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo nên những tình huống truyện khá độc đáo, tạo cho người đọc sự suy nghĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống và đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng của xã hội là khi nhìn cuộc sống chúng ta phải có cái nhìn đa chiều, chúng ta mới hiểu cuộc sống sâu sắc hơn. Nếu nhìn cuộc sống một cách hời hợt, theo cảm tính, theo sách vở... thì chúng ta chưa thể hiểu hết được những nghịch lí nhưng có lí của thực tế cuộc sống.

Trên đây là sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết cùng một phần của bài văn mẫu phân tích tình huống nhận thức trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Tài liệu được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu kết hợp với sơ đồ tư duy hỗ trợ các em thuận tiện trong quá trình ghi nhớ kiến thức; giúp các em hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống và đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng của xã hội là khi nhìn cuộc sống chúng ta phải có cái nhìn đa chiều, chúng ta mới hiểu cuộc sống sâu sắc hơn. Nếu nhìn cuộc sống một cách hời hợt, theo cảm tính, theo sách vở... thì chúng ta chưa thể hiểu hết được những nghịch lí nhưng có lí của thực tế cuộc sống. Đống thời tài liệu giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học được tốt hơn. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em học tốt!

-- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?