Qúy khách không cho tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học xin tiền, bánh kẹo

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Nghị luận xã hội bàn về câu nói Qúy khách không cho tiền bánh kẹo học sinh sẽ bỏ học xin tiền bánh kẹo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Trong xã hội xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm, làm nhiều việc từ thiện cho trẻ em vùng cao. Ý nghĩa của việc làm này rất tốt đẹp, nhưng bên cạnh đó cũng có một vài ý kiến trái chiều, nhìn nhận việc làm này ở một góc độ khác. Tấm biển xuất hiện ở một địa phương gần đây: “Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo”, câu nhắn gửi ở bảng tin này là cần có chiến lược lâu dài hơn là việc làm trước mắt, trẻ cần được ưu tiên đến trường, cần rèn tính tự lập cho trẻ.

b. Thân bài

  • Giải thích
    • Giải thích vế câu:
      • “Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo”: nhắc nhở, khuyến cáo không nên cho trẻ em tiền và bánh kẹo.
      • “Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo”: giải thích cho hành động trên - trẻ sẽ bỏ học.

→ Nội dung tấm biển: Muốn nhắn gửi rằng trẻ em cần ưu tiên việc đến trường, việc đi học là con đường lâu dài để giúp trẻ thoát khỏi nghèo đói, chứ không phải dựa dẫm vào lòng thương hại trước mắt.

  • Bàn luận
    • Thực trạng và hệ quả của việc làm từ thiện
      • Nhiều nơi ở miền núi, vùng sâu, vùng khó, tình trạng đói nghèo thiếu thốn rất phổ biến: không có các điều kiện sinh hoạt tối thiểu (điện, nước, trường học, y tế…). Việc làm từ thiện thể hiện trách nhiệm cộng đồng, sự chia sẻ của các cơ quan trung ương, địa phương và các cá nhân. Việc từ thiện là việc tốt, cần khuyến khích động viên. Việc từ thiện cũng đem lại những điều kiện vật chất, tinh thần, giải quyết những vấn đề trước mắt cho người nghèo.
      • Việc từ thiện đã giải quyết được phần nào khó khăn trước mắt của con người nói chung, trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, hệ quả tác động tiêu cực của việc cộng đồng làm từ thiện là khiến trẻ em bỏ học, trông chờ, ỷ lại vào tấm lòng từ thiện, lười lao động, thiếu ý chí vươn lên tự thay đổi cuộc đời mình.
    • Nguyên nhân
      • Trẻ không tự giác đi học, không tự lao động để kiếm sống, dựa vào lòng thương sẽ làm giảm ý chí, quyết tâm, thậm chí khiến con người lầm đường, lạc lối.
    • Giải pháp
      • Tiếp tục duy trì việc làm từ thiện, tuy nhiên, việc làm từ thiện cần gắn với những yêu cầu cụ thể: động viên, giúp các em hoàn thành các nhiệm vụ học tập (hỗ trợ gạo cho học sinh vùng khó khăn, hỗ trợ bữa ăn, quyên góp sách vở…)
      • Khuyến khích, động viên trẻ học tập, đồng thời tổ chức quy hoạch, kêu gọi các hoạt động từ thiện. Như vậy, sẽ trao cho trẻ cơ hội thoát nghèo, đi đến tương lai một cách chắc chắn.
  • Bài học nhận thức và hành động
    • Nhận thức được việc làm từ thiện là xuất phát từ lương tâm, lòng tốt con người. Nhưng cần làm từ thiện đúng cách để việc làm từ thiện đó có thể mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho người được giúp đỡ.
    • Bài học hành động: Mỗi học sinh cần nêu cao tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, sống biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần chăm lo học tập, xây đắp ước mơ, biết vượt qua những trở ngại của hoàn cảnh riêng, bằng ý chí nghị lực và bản lĩnh của chính mình đạt được mục đích, ước mơ trong cuộc sống.

c. Kết bài

  • Cách ứng xử trong đời sống nói chung, ứng xử với người nghèo nói riêng là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và là sự lựa chọn của từng cá nhân, tổ chức xã hội. Nhận thức của mỗi cá nhân và xã hội là điều rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển chung của đồng bào. Với trẻ em, đặc biệt ở vùng khó khăn, điều quan trọng là lĩnh hội tri thức, tự lập để các em tự vươn lên và khẳng định chính mình.
  •  Vì vậy mỗi cá nhân, mỗi tập thể cần có những chiến lược hỗ trợ và giúp đỡ mang tính lâu dài bền vững để thúc đẩy sự phát triển của đồng bào nói riêng và của toàn đất nước nói chung.

Bài văn mẫu

Đề bài: Nhiều năm qua, khách du lịch và những nhà hảo tâm khi lên tỉnh vùng cao phía Bắc thường cho tiền hoặc mua bánh kẹo, quần áo để làm quà cho trẻ em nơi đây. Nhưng gần đây, ở một địa phương, xuất hiện nhiều tấm biển: “Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo”. Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh (chị) về nội dung những tấm biển đó.

Gợi ý làm bài

       Những năm gầy đây, du lịch trải nghiệm đã thu hút không chỉ riêng du khách quốc tế, mà du khách trong nước cũng thể hiện sự hứng thú với hoạt động này. Đi khám phá những miền đất mới của tổ quốc để mỗi người được trải nghiệm nét văn hóa của đồng bào dân tộc, được chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời còn khốn khó. Song nhiều ý kiến cho rằng, chính du lịch, chính những vị khách thiếu ý thức đã làm ảnh hướng đến sự phát triển văn hóa của người dân địa phương.

Trong xã hội xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm, làm nhiều việc từ thiện cho trẻ em vùng cao. Ý nghĩa của việc làm này rất tốt đẹp, nhưng bên cạnh đó cũng có một vài ý kiến trái chiều, nhìn nhận việc làm này ở một góc độ khác. Tấm biển xuất hiện ở một địa phương gần đây: “Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo”, câu nhắn gửi ở bảng tin này là cần có chiến lược lâu dài hơn là việc làm trước mắt, trẻ cần được ưu tiên đến trường, cần rèn tính tự lập cho trẻ.

       Trước tiên, để hiểu rõ hơn về vấn đề nà chúng ta cần hiểu được ý nghĩa của những câu chữ trong tấm bảng này là gì? Xét về nghĩa đen, đầu tiên là câu: “Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo” có nghĩa là lời nhắc nhở, khuyến cáo không nên cho trẻ em tiền và bánh kẹo. Câu nói thứ hai: “Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo” góp phần giải thích cho hành động trên - trẻ sẽ bỏ học nếu được du khách cho kẹo. Từ đó, chúng ta suy ra nội dung tấm biển có ý nghĩa: Muốn nhắn gửi rằng trẻ em cần ưu tiên việc đến trường, việc đi học là con đường lâu dài để giúp trẻ thoát khỏi nghèo đói, chứ không phải dựa dẫm vào lòng thương hại trước mắt.

-- Để xem được đầy đủ nội dung còn lại, mời quý thầy cô và các em vui lòng đằng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --

Chúng ta những người đi du lịch cần được giáo dục, cần có trách nhiệm hơn trong những chuyến đi của mình. Cùng là con người, vậy nên khi hành động phải xuất phát từ tình yêu. Bởi có thể hành động của các em chưa đúng, do bố mẹ các em có thể hạn chế về giáo dục, nhưng chúng ta nên tôn trọng các em, bởi các em chính là mầm mon cho thế hệ sau này.

       Cách ứng xử trong đời sống nói chung, ứng xử với người nghèo nói riêng là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và là sự lựa chọn của từng cá nhân, tổ chức xã hội. Nhận thức của mỗi cá nhân và xã hội là điều rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển chung của đồng bào. Với trẻ em, đặc biệt ở vùng khó khăn, điều quan trọng là lĩnh hội tri thức, tự lập để các em tự vươn lên và khẳng định chính mình.

 Vì vậy mỗi cá nhân, mỗi tập thể cần có những chiến lược hỗ trợ và giúp đỡ mang tính lâu dài bền vững để thúc đẩy sự phát triển của đồng bào nói riêng và của toàn đất nước nói chung. Nếu làm được như vậy là chúng ta đã đi đúng với truyền thống của dân tộc:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần nội dung văn mẫu nghị luận bàn về câu nói: Qúy khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ nghỉ học xin tiền, bánh kẹo. Để xem đươc đầy đủ nội dung tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôiNgoài ra, các em có thể ôn lại phần bài giảng Nghị luận về một hiện tượng đời sống và phần soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống trong chương trình Ngữ văn lớp 9, học kì 1. Bài soạn và bài giảng nhằm củng cố và ôn luyện lại những kiến thức trọng tâm nhất để các em có đủ cơ sở lý luận, tiến hành viết bài văn nghị luận xã hội bàn về câu nói này. Hy vọng những tài liệu này sẽ cung cấp cho quý thầy cô và các em có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích, giúp các em có cái nhìn khái quát hơn về một hiện tượng đang gây tranh cãi trong xã hội hiện nay. Ngoài ra, tài liệu còn nhằm hướng dẫn và nâng cao kĩ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh cho các em. Chúc các em viết được một bài văn thật hay và hấp dẫn sau khi tham khảo tài liệu của Chúng tôi. Và đồng thời, chúc các em học tốt.

-- MOD Ngữ Văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?