1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm
- Mác-xim Go-rơ-ki (1868 - 1936) là nhà văn Nga, tên thật là A-lếch-xây Pê-scốp. Ông sinh trưởng ở thành phố Ni-giơ-ri Nô-vơ-gô-rốt, trong một gia đình lao động nghèo.
- M. Go-rơ-ki đã trải qua tuổi thơ cay đắng, tủi nhục. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Do cảnh nhà ngày càng túng thiếu, A-li-ô-sa phải bỏ học, tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Năm 16 tuổi, A-li-ô-sa đi Can-đan, ước mơ vào đại học, nhưng vì không có tiền nên lại phải tiếp tục đi làm nuôi thân.
- Giới thiệu sơ lược nội dung đoạn trích và tình bạn giữa A-li-ô-sa (nhà văn) và những đứa trẻ quý tộc.
- Và "Thời thơ ấu" chính là câu chuyện đời của nhà văn. Đặc biệt đoạn trích “Những đứa trẻ” đã nói lên tình bạn đáng quý giữa cậu bé A-li-ô-sa (nhà văn) và những đứa trẻ quý tộc.
b. Thân bài
- Tình bạn tuổi thơ trong sáng giữa những đứa trẻ.
- Bọn trẻ: Bố không cho nuôi chim, mẹ đã mất, hay bị đánh đòn.
- A-li-ô-sa: Kể chuyện cổ tích, động viên bạn, bắt chim cho bạn, tức giận khi bạn bị đánh.
→ Sống thiếu tình thương
⇒ Bọn trẻ yêu quý, hết lòng vì nhau.
- Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, cổ tích xen đời thường, so sánh....
- Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia và cùng xây dựng tình bạn trong sáng, yêu thương nhau.
- Tình bạn của những đứa trẻ bị cấm đoán
- Người cha thô lỗ, lạnh lùng, tàn nhẫn ngăn cản tình bạn của những đứa trẻ vì chúng có thành phần xã hội khác nhau.
- Tình bạn tiếp diễn
- Bọn trẻ:
- Khoét một lỗ hổng hình bán nguyệt để ngồi xổm hoặc quỳ để nói chuyện về cuộc sống buồn tẻ.
- Kể chuyện cổ tích cho nhau nghe.
- Một đứa đứng canh ông đại tá.
- Vượt qua mọi cản trở bọn trẻ gặp lại nhau vì muốn được tin yêu, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
- Tình bạn vượt mọi rào cản, có sự cảm thông, tin yêu, chia sẻ.
c. Kết bài
- Đoạn trích ca ngợi tình bạn trong sáng, thân thiết, nảy nở, vượt qua mọi rào cản trong xã hội thời thơ ấu của tác giả .
Bài văn mẫu
Đề bài: Suy nghĩ của em về tình bạn của những đứa trẻ trong đoạn trích “Những đứa trẻ” của Mác-xim Go-rơ-ki.
Gợi ý làm bài
Đoạn trích "Những đứa trẻ" trích trong tác phẩm "Thời thơ ấu" được Mác-xim Go-rơ- ki viết vào những năm 1913 - 1914, cũng là những năm tháng sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội Nga trở nên gay gắt. Tác phẩm mang tính chất tự thuật về chính cuộc đời của tác giả và những người hàng xóm, người thân trong gia đình ông.
Đoạn trích là bức tranh sinh động về cuộc đời và số phận của những đứa trẻ và tình bạn trong sáng của chúng. Những nhân vật trong tác phẩm không được tác giả đặt tên, nó giúp cho bài văn mang tính chất khái quát hơn và đồng thời cũng làm cho câu chuyện mang đậm màu sắc cổ tích.
Số phận của những đứa trẻ gợi lên trong người đọc lòng thương cảm trước hoàn cảnh khó khăn của chúng. Sống trong một xã hội phân biệt đẳng cấp giàu - nghèo rõ ràng, nhân vật tôi và ba đứa trẻ không có điều kiện để phát triển một tình bạn. Nhân vật tôi cũng như ba đứa trẻ nhà ông đại tá có chung một hoàn cảnh đó là không được nhận tình yêu thương từ cha mẹ. Khác với những đứa trẻ bình thường, nhân vật tôi phải sống chung với ông bà ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác. Đã thế ông ngoại còn là một người khó tính nên nhân vật tôi thương bị đe doạ và bị đánh đòn một cách oan uổng. Còn ba đứa trẻ nhà ông đại tá thì mồ côi mẹ từ nhỏ, bố lấy vợ khác, chúng phải sống với bố và dì ghẻ - là những người mà chẳng bao giờ thấy chúng kể cho nhân vật tôi nghe.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
"Những đứa trẻ" không chỉ dể lại cho người đọc lòng thương cảm đối với số phận bất hạnh của tuổi ấu thơ mà còn có tác dụng giáo dục sâu sắc về một tình ban trong sáng và nhân hậu. Đồng thời như một lời nói với người lớn: "Trẻ em đang mong ước và chờ đợi tình cảm yêu thương từ người lớn dành cho chúng”. Qua câu chuyện “Những đứa trẻ", thế giới cổ tích như hiện ra, và đó cũng chính là mơ ước của những đứa trẻ: Mơ ước về người mẹ hiền từ và được sống trong một trái đất không còn sự buồn bã, mơ ước về một xã hội về một gia đình giàu lòng yêu thương con trẻ.
Với ngòi bút kể chuyện tài tình của nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki, tình bạn thân thiết giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ được thuật lại một cách sinh động. Đó là một tình bạn trong sáng, ấm áp, hồn nhiên của tuổi thơ rất đáng trân trọng.
Trên đây là sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết cùng một phần của bài văn mẫu nêu suy nghĩ của em về tình bạn của những đứa trẻ trong đoạn trích “Những đứa trẻ” của Mác-xim Go-rơ-ki. Tài liệu được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu kết hợp với sơ đồ tư duy hỗ trợ các em thuận tiện trong quá trình ghi nhớ kiến thức; giúp các em hiểu được ý nghĩa của đoạn trích “Những đứa trẻ”, thông điệp màMác-xim Go-rơ-ki muốn gửi gắm cũng như là giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học được tốt hơn. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em học tốt!
-- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)