1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu Giăng Pôn – là biệt danh nhà văn Đức Lôhannơ Paun Richter (1763 – 1825), tác giả những bài báo, tiểu thuyết có nội dung chính trị và triết học.
- Giới thiệu câu nói của ông: “Cuộc sống giống như một cuốn sách. Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ được đọc một lần”.
b. Thân bài
-
Giải thích
- Giải thích từng khía cạnh:
- So sánh cuộc sống và cuốn sách.
- Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng: cách đọc cưỡi ngựa xem hoa. Hàm ẩn cách sống gấp, sống vội, sống hờ hững, hời hợt.
- Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ được đọc một lần: cách đọc thưởng thức, suy ngẫm. Hàm ẩn cách sống nghiêm túc, sâu sắc, trân trọng những giây phút của cuộc sống.
- Giải thích từng khía cạnh:
→ Giải thích toàn bộ nhận định: Bằng hình thức so sánh, nhận định bàn về cách sống và thái độ sống của con người trong xã hội. Người khôn ngoan là người biết trân trọng cuộc sống, có thái độ sống hữu ích, giàu ý nghĩa.
-
Chứng minh
-
Những biểu hiện của lối sống hời hợt, tác hại của nó.
- Không có ý thức học hỏi, tích lũy tri thức, mở rộng và nâng cao hiểu biết của bản thân do vậy không biết cảm nhận vẻ đẹp và sự kì diệu của cuộc sống.
- Sống vô tâm, vô trách nhiệm, không quan tâm tới những người, những hoàn cảnh xung quanh mình, không thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ mọi người vì vậy tâm hồn trở nên cằn cỗi, vô cảm.
- Sống không có ước mơ, hoài bão, không có ý chí và lòng quyết tâm để thực hiện những khát vọng của mình. Đó là sự tồn tại vô nghĩa. Con người dễ rơi vào trạng thái chán nản, bi quan, tuyệt vọng, dễ bị cám dỗ, lầm đường, lạc lối...
-
Những biểu hiện và tác dụng của lối sống sâu sắc, có ý nghĩa.
- Biết phát hiện, cảm nhận, tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh: thưởng thức một cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận sự ấm áp của cuộc sống bình dị với những tình cảm thân thương, ngưỡng mộ trước một tài năng, cảm phục trước một trái tim vĩ đại...
- Biết tự tin khẳng định những khả năng của chính mình, sống có mục đích, có lí tưởng, nắm bắt cơ hội để đạt tới thành công, biết sống hết mình với những ước mơ, khát vọng để khẳng định ý nghĩa của cuộc đời mình. Biết cảm nhận và đứng lên sau thất bại mới thấy hết ý nghĩa của thành công.
- Biết yêu thương hết lòng, cảm nhận cả niềm hạnh phúc lẫn nỗi đau khổ, bất hạnh của chính mình và những người xung quanh, biết đem lại hạnh phúc cho mọi người. Đó là một lối sống tích cực, sống có ý nghĩa của những người khôn ngoan.
- Lời nhận định của Giăng Pôn không chỉ bàn về hai lối sống khác nhau của con người mà còn thể hiện thái độ phê phán lối sống hời hợt, vô trách nhiệm với chính bản thân và cộng đồng, lối sống vô nghĩa, vô ích và đề cao lối sống sâu sắc, nghiêm túc, có ý nghĩa.
-
Mở rộng vấn đề
- Người đọc sách khôn ngoan là người vừa đọc, vừa suy nghĩ, người có cách sống đúng đắn là hiểu giá trị của cuộc sống.
- Với sách, ta có thể đọc nhiều lần nhưng cuộc đời, mỗi người chỉ được sống một lần.
-
-
Bài học nhận thức, hành động
- Sống chậm rãi, vừa sống vừa tư duy thì có thể tránh được những sai lầm, vấp váp do vội vàng.
- Nhưng cũng đừng nghĩ quá lâu vì quỹ thời gian của ta có hạn và thời gian cũng trôi nhanh không kém.
- Đoạn nào hiểu rồi thì qua nhanh, đoạn nào chưa hiểu thì nghiên cứu. Tạo hóa cho chúng ta quỹ thời gian ngang bằng, không ai hơn ai một giây nào khi nó trôi qua, ai tận dụng thời gian ngắn nhất mà nạp được nhiều tri thức nhất là người khôn ngoan và ngược lại.
c. Kết bài
- Rút ra bài học bản thân.
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận: Có nhiều cách để đọc một quyển sách. Có lúc nên đọc nhanh có lúc nên đọc chậm lại để suy nghĩ, cảm nhận về những giá trị và ý nghĩa của những điều mình đọc được.
Bài văn mẫu
Đề bài: “Cuộc sống giống như một cuốn sách. Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ được đọc một lần” (Giăng Pôn). Anh(chị) hãy trình bày ý kiến của mình về câu nói trên.
Gợi ý làm bài
Hai nghìn năm trước, nhà triết học Hi Lạp cổ đại đã tiếc nuối mà thốt lên rằng: “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Câu nói hàm ý chỉ sự biến chuyển vô thường của vạn vật. Con người cũng không nằm ngoài quy luật nghiệt ngã ấy.
Tạm rũ bỏ những thuyết luân hồi, nhân quả…của nhà Phật, chúng ta đều hiểu: “Chúng ta chỉ được sống 1 lần duy nhất”. Vậy, phải sống như thế nào để cái “một lần duy nhất” ấy trở nên thật giá trị? Bàn về cách sống của con người, Giăng Pôn nói: “Cuộc sống như một cuốn sách: Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng, người khôn ngoan vừa đọc, vừa suy ngẫm, vì biết rằng mình chỉ được đọc một lần”. Giăng Pôn - là biệt danh nhà văn Đức Lôhannơ Paun Richter (1763 – 1825), tác giả những bài báo, tiểu thuyết có nội dung chính trị và triết học. Và dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh câu nói của nhà văn nổi tiếng này.
Đầu tiên, chúng ta nên hiểu được ý nghĩa của từng từ ngữ trong câu nói của Giăng Pôn.
“Cuộc sống như một cuốn sách” tức cuộc sống cũng phong phú, độc đáo và kì diệu như một cuốn sách, nhưng chúng ta chỉ được đọc một lần. “Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng” có nghĩa chỉ lối sống hời hợt, thờ ơ, thiếu trách nhiệm, sống gấp, sống vội, không cảm nhận hết ý nghĩa của cuộc sống. Và câu cuối cùng, “người khôn ngoan vừa đọc, vừa suy ngẫm” chỉ lối sống nghiêm túc, sâu sắc, luôn tìm tòi, suy nghĩ để cảm nhận hết giá trị cuộc sống. Vậy qua đây, ý nghĩa câu nói đề cập đến là gì? Câu nói muốn nói đến giá trị của cuộc sống và cách sống, thái độ sống của những kiểu người khác nhau trong xã hội.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Người khôn ngoan vừa đọc, vừa suy ngẫm. Chỉ những người sống sâu sắc, nghiêm túc, trách nhiệm: Biết phát hiện, cảm nhận, tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh: thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống, cảm nhận sự ấm áp của cuộc sống bình dị…Biết tự tin khẳng định những khả năng của chính mình, sống có mục đích, có lí tưởng, nắm bắt cơ hội để đạt tới thành công, biết sống hết mình với ước mơ khát vọng để khẳng định ý nghĩa cuộc đời mình. Biết yêu thương hết lòng, cảm nhận cả hạnh phúc và nỗi đau, bất hạnh của chính mình và những người xung quanh, biết đem lại hạnh phúc cho mọi người. Đó là một lối sống tích cực, sống có ý nghĩa.
Thể hiện thái độ phê phán lối sống hời hợt, vô trách nhiệm với chính bản thân và cộng đồng, lối sống vô nghĩa, vô ích và đề cao lối sống sâu sắc, nghiêm túc, trách nhiệm, có ý nghĩa. Lời nhận định thật đúng đắn khi bàn về hai lối sống khác nhau của con người. Nhận thức được giá trị của cuộc sống và xác định cho mình một lối sống phù hợp, có ý nghĩa.
Ai đó đã nói rằng: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống”. Ai cũng muốn có một cuộc sống ý nghĩa, giá trị, ít nhất là với chính bản thân mình. Vì thế, hãy chọn cho mình lối sống đẹp. Để nếu một ngày nào đó, khi ta mất đi, ta không phải nuối tiếc vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận nghị luận xã hội bàn về mối quan hệ giữa sách và cuộc sống thông qua câu nói của Giăng Pôn: "Cuộc sống giống như một cuốn sách. Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ được đọc một lần" sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)