1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Lỗ Tấn, tác phẩm “Cố hương” và nhân vật Nhuận Thổ.
- "Cố hương" là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn.
- Trong truyện ngắn này, thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối của nhân vật "tôi", tác giả đã bày tỏ nhưng rung động trước những thay đổi của làng quê đặc biệt là Nhuận Thổ - 1 người bạn đã gắn bó với tuổi thơ "tôi".
b. Thân bài
- Tâm trạng nhà văn khi trở về quê cũ: thấy cảnh tiêu điều, tàn tạ của quê hương, khác xa so với quê hương trong kí ức đẹp đẽ của nhà văn.
- Sự tàn tạ của quê hương được thể hiện qua sự thay đổi của Nhuận Thổ.
- Sự thay đổi ở ngoại hình: Nhuận Thổ xưa và nay.
- Sự thay đổi ở tính cách: những hành vi, lời nói thể hiện sự thay đổi của Nhuận Thổ.
- Nguyên nhân của sự thay đổi đó: xã hội phong kiến bất công, thôi nát đã bóp méo bản chất con người.
- Giá trị tố cáo của tác phẩm và ý nghĩa tư tưởng mà tác giả muốn đề cập.
c. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật, nêu tư tưởng của nhà văn qua nhân vật Nhuận Thổ.
- Có thể nêu cảm xúc của em trước nhân vật này.
Bài văn mẫu
Đề bài 1: Sau khi học xong truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn, anh (chị) có suy nghĩ gì về nhân vật Nhuận Thổ.
Gợi ý làm bài
“Cố hương” là một truyện ngắn tiêu biểu trong những truyện ngắn xuất sắc của Lỗ Tấn về nông thôn Trung Quốc. Câu chuyện là kí ức về miền quê yêu dấu của tác giả, Trong một chuyến vê quê, ông nhận thấy làng quê, người thân và bạn bè đều đổi khác. Nhuận Thổ – người bạn niên thiếu là nhân vật có nhiều biến đổi rõ nhất khiến tác giả rất đỗi ngạc nhiên:
“Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ nhưng lại không phải là Nhuận Thổ trong kí ức tôi”.
Đúng vậy, Nhuận Thổ đã thay đổi rất nhiều. Nhuận Thổ trong kí ức là một cậu bé khỏe mạnh, lanh lợi. Còn Nhuận Thổ bây giờ là một nông dân thực thụ, đông con, làm lụng vất vả, người co ro cúm rúm. Trong thời trước Nhuận Thổ là một cậu bé đẹp, khỏe mạnh, hoạt bát, lanh lợi. Mười tuổi, chú bé có:
“Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”.
Tuy ít tuổi, nhưng sống cuộc sống của làng quê, Nhuận Thổ tháo vát và hiểu biết rất nhiều điều. Nhuận Thổ biết cách bẫy chim khi tuyết xuống:
“Quét lấy mội khoảng đất trống, dùng một cái que ngắn chống một cái lòng lớn, rắc ít lúa lép, thấy chim tước xuống ăn, đứng đằng xa giật mạnh”.
Nhuận Thổ hiểu rất nhiều các loại sò khác nhau, nào sò “mặt quỷ”, “sò tay Phật”. Nhuận Thổ giúp bố đi canh dưa, đuổi lợn rừng, nhím, tra… Tấn phải thốt lên đầy khâm phục:
“Trời! Nhuận Thổ hắn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết”.
Dường như lúc nào người đọc cũng bắt găp ở Nhuận Thổ vẻ hào hứng, sự am hiểu cũng như tính sôi nổi, hồn nhiên. Hình ảnh Nhuận Thổ cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm chiếc đinh ba đang cố sức đâm theo một con “tra” giữa ruộng dưa trong một đêm trăng tuyệt đẹp in sâu trong tâm trí tác giả. Một chú bé khỏe mạnh, tháo vát, đáng yêu như Nhuận Thổ chắc sẽ có một tương lai tươi sáng. Nhưng cuộc đời cậu lại trái ngược với những hứa hẹn đó. Sau những năm tháng cách xa, chú bé Nhuận Thổ mặt tròn, da ngăm giờ đây không còn nữa. Thay vào đó là hình ảnh một người đàn ông khuôn mặt vàng xạm vì sương gió. Một con người chậm chạp, nặng nề và đờ đẫn. Những nét khỏe mạnh, đẹp đẽ trước đều được thay bằng những nét là lạ, hằn sâu vất vả: ”Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên“. Mũ lông chiên ngày xưa lành lặn, xinh xắn thì nay “anh đội một cúi mũ lông chiên rách tươm”. Trước kia anh ăn mặc gọn ghẽ, tư thế hiên ngang thì bây giờ đây anh “mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm”. Tác giả tiếp tục so sánh những nét thay đổi mà trở nên “vừa thô kệch, vừa nặng nề nứt nẻ như vỏ cây thông”. Nhuận Thổ đã thay đổi rất nhiều vì thế mới “không phải là Nhuận Thổ trong kí ức” của nhân vật Tấn. Không chỉ thay đổi bên ngoài mà tâm hồn của Nhuận Thổ cũng thay đổi quá nhiều. Trước kia Nhuận Thổ hồn nhiên mạnh dạn thì nay anh rụt rè, e ngại. Được gặp lại bạn, anh rất vui mừng, rất muốn được vô tư nói chuyện cười đùa như ngày xưa. Nhưng có một cái hố đã ngăn cách hai người.
-- Để xem được đầy đủ nội dung còn lại, mời quý thầy cô và các em vui lòng đằng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Khác với vẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn hồn nhiên lúc nhỏ thì Nhuận Thổ bây giờ đã trở nên rụt rè, e ngại, cho dù người mà mình đang tiếp xúc là người bạn rất thân thiết của tuổi thơ, người bạn mà khi phải chia tay đã lặng lẽ trốn đi mà khóc hết nước mắt. Nhuận Thổ bây giờ là:
“Cao gấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng xạm, lại có những nếp răn sâu hóm”.
Đấy là những dấu vết của một cuộc sống vất vả, cực nhọc, của những to toan cơm, áo, gạo, tiền cho cuộc sống. Không chỉ vậy mà khuôn mặt, vóc dáng của Nhuận Thổ lúc này cũng giống hệt với cái vẻ khắc khổ của bố anh khi xưa: “Cặp mắt giống hệt với cặp mắt của bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên”. Và điều này nhà văn Lỗ Tấn cũng có thể lường trước được vì “…ở miền biển, gió thổi suốt ngày, đại thể ai cũng thế cả”.
Dáng vẻ của Nhuận Thổ bây giờ cũng vô cùng khắc khổ. Anh mặc một chiếc áo lông mỏng dính, người co cúm rúm, đội chiếc mũ chiên rách tươm. Và ngay bàn tay cũng không giống trong ấn tượng của nhà văn “hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn” mà trở nên “thô kệch, vừa nặng nề, lại nứt nẻ như vỏ cây thông”. Chỉ nhìn vào đôi bàn tay ấy thôi chúng ta cũng phần nào thấy được những vất vả mà người đàn ông ấy đã phải trải qua. Nhưng đâu chỉ có thay đổi về hình dáng và ngay cả tính cách và con người của Nhuận Thổ cũng đã có sự đổi thay. Khác với vẻ thân thiết, cảm giác vui sướng khi được trùng phùng của nhà văn thì Nhuận Thổ lại tỏ ra khúm núm, e ngại.
Nhuận Thổ cũng vui vì được gặp lại nhà thơ nhưng dường như đã có một bức tường ngăn cách giữa hai người, Nhuận Thổ đứng đó, nét mặt vừa “hớn hở” nhưng cũng vừa “thê lương”, môi mấp máy như muốn nói một lời chào đầy nồng hậu, thân thiết nhưng mấp máy mãi cũng không ra tiếng, cuối cùng anh đã cung kính và chào rất rành mạch: “Chào ông”. Tiếng chào ấy mới xót xa làm sao, nó làm cho nhà văn sửng sốt, đau lòng. Nhưng nếu đặt mình vào vị trí của Nhuận Phát thì ta có thể hoàn toàn có thể cảm thông. Bởi cuộc sống quá khó khăn, con đông, mất mùa, thuế má, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đã đầy đọa anh, khiến anh trở thành người đần độn, mụ mẫm như vậy.
Như vậy, qua tác phẩm “Cố hương”, nhà văn Lỗ Tấn đã thể hiện được sinh động được sự thay đổi của cảnh sắc quê hương cũng như sự đổi thay của người cố hương thân thiết sau hơn hai mươi năm xa cách, đó là sự đổi thay do hiện thực xã hội thay đổi, hoàn cảnh sống có thể biến con người ta từ người mạnh dạn, vui vẻ trở nên rụt rè, e ngại bởi khoảng cách địa vị, bởi những áp lực của cuộc sống. Hình ảnh của Nhuận Thổ hiện lên thật đáng thương, làm cho người đọc cảm thấy đồng cảm với con người hiền lành nhưng cũng đầy khắc khổ đấy.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần nội dung văn mẫu: Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm soạn bài Cố hương và bài giảng Cố hương nhằm củng cố và ôn luyện lại những kiến thức trọng tâm nhất của tác phẩm để có đủ cơ sở lý luận, tiến hành viết bài văn phân tích nhân vật. Hy vọng với những tài liệu này sẽ cung cấp cho quý thầy cô và các em có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích, giúp các em có cái nhìn khái quát hơn về tác phẩm. Qua những tài liệu này giúp các em thấy được sự đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc nói riêng và văn học nhân loại nói chung. Thấy được tư tưởng của nhà văn thông qua nhân vật Nhuận Thổ. Bên cạnh đó, tài liệu còn nhằm hướng dẫn và nâng cao kĩ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn phân tích nhân vật hoàn chỉnh cho các em.
-- MOD Ngữ Văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)