Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh

Qua bài học giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa. Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của Xuân Quỳnh qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Xuân Quỳnh (1942 – 1988)
  • Nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam
  • Được mệnh danh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường.

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh sáng tác
    • Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ
  • Xuất xứ: In trong tập "Xuân Quỳnh - cuộc đời và tác phẩm"
  • Thể thơ
    • Ngũ ngôn.
    • Có nguồn gốc từ thơ ca dân gian (từ hát dặm nghệ Tĩnh và về dân gian).
    • Một bài có nhiều khổ.
    • Một bài khổ có 4 câu và nhiều hơn 4 câu.
    • Một câu: Có 5 tiếng (có thể có ít và nhiều hơn).
    • Vần linh hoạt.
    • Nhịp 3/2 ; 2/3 ; 1/2/2. 3.
  • Mạch cảm xúc
    • Từ sự việc nghe âm thanh tiếng gà trưa gợi một hình ảnh, sự việc trong kỉ niệm tuổi thơ của chính tác giả và nhân vật trữ tình. (Người chiến sĩ đang hành quân)

→ “Tiếng gà trưa” đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ, khắc sâu thêm tình cảm đối với quê hương, đất nước, với bà

  • Bố cục.
    • Phần 1 (7 câu đầu): Tiếng gà cất lên trên đường hành quân (Hiện tại).
    • Phần (26 câu tiếp): Tiếng gà gọi về tuổi thơ(Quá khứ).
    • Phần 3 (khổ cuối): Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu (Hiện tại - tương lai).

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Âm vang tiếng gà trong nỗi niềm người lính trẻ trên đường hành quân (Khổ đầu)

  • Thời điểm
    • Buổi trưa
    • Bên xóm nhỏ
  • Hoàn cảnh: Trên đường hành quân

→ Âm thanh bình dị, thân thuộc, gần gũi của cuộc sống.

  • Điệp từ "nghe
    • Xao động nắng trưa
    • Chân đỡ mỏi
    • Tuổi thơ gọi về

⇒ Lập lại 3 lần. Dường như "tiếng gà tục tác" làm xao động, làm dịu bớt nắng trưa gay gắt, xua tan những mệt mỏi.

=> Đánh thức những kỷ niệm xa xưa, gọi về tuổi thơ của tác giả.

b. Những kỷ niệm của tuổi thơ (26 câu tiếp theo)

  • Điệp ngữ "Tiếng gà trưa" gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ
  • Hình ảnh
    • Gà mái mơ
    • Mái vàng
    • Ổ trứng hồng

→ Hình ảnh gần gũi, thân quen của làng quê

  • Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: Tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
  • Hình ảnh người bà
    • Tay khum soi trứng
    • Dành từng quả chắt chiu
    • Lo đàn gà toi
    • Mong trời đừng sương muối

→ Các động từ, tính từ gợi tả

⇒ Bà là người tần tảo, đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.

=> Tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam giàu lòng nhân hậu, giàu đức hy sinh.

  • Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ
    • Được bộ quần áo mới từ tiền bán gà.
      • Những hình ảnh kỉ niệm đó được biểu lộ:
        • Tâm hồn trong sáng
        • Tình cảm trân trọng, yêu quí bà của đứa cháu nhỏ.

→ Tình cảm bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết.

⇒ Tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào

c. Khổ cuối

  • Điệp từ "vì"
    • Cảm xúc và niềm tin trở nên tha thiết
    • Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng
    • Lay gọi, giục giã tinh thần chiến đấu cao đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ.
      • Cháu chiến đấu hôm nay vì
        • Lòng yêu Tổ quôc.
        • Xóm làng thân thuộc
        • Tiếng gà

→ Tình cảm gia đình đã hòa quyện với tình yêu đất nước trong trái tim người lính.

d. Mạch cảm xúc của bài

  • Tiếng gà trưa
    • Trên đường hành quân khơi gợi kỉ niệm
    • Kỉ niệm tuổi thơ
    • Gắn tình cảm gia đình với tình yêu đất nước
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Kỉ niệm tuổi thơ trong sáng
      • Tình bà cháu tha thiết và nồng ấm.
    • Nghệ thuật

      • Thể thơ ngũ ngôn đặc sắc.
      • Hình ảnh thơ gần gũi và bình dị.
    • Ghi nhớ: SGK/ 151

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề bài: Nêu cảm nhận của em về bài "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về bài thơ và tác giả bài thơ
  • Nêu cảm nghĩ chung của mình về bài thơ.

2. Thân bài

  • Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài thơ
  • Tưởng tượng ra khung cảnh thiên nhiên, nhân vật trữ tình và nêu cảm nghĩ của mình về những gì vừa tưởng tượng;
  • Cảm nhận, đánh giá về những chi tiết mà mình thấy thích thú, theo trình tự trước sau;
  • Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ

3. Kết bài

  • Nhấn mạnh tình cảm của mình đối với bài thơ

Bài văn mẫu

     Mỗi người trong chúng ta ai cũng có quê hương, nơi ghi dấu bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong tâm hồn mỗi người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy mãnh liệt. "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ khiến người đọc không thể quên.

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

     Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân đã dừng chân nghỉ ở một xóm nhỏ ven đường. Thật bất ngờ, đúng lúc ấy, người chiến sĩ bỗng nghe được một âm thanh quen thuộc:

“Cục… cục tác cục ta”

Tiếng gà nhảy ổ, âm thanh rất đỗi quen thuộc của làng quê, gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao cảm giác, cảm xúc, đánh thức bao kỉ niệm trong lòng người chiến sĩ.

Trước hết kỉ niệm về đàn gà:

Này con gà mái tơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Những từ này gợi lên hình ảnh đàn gà thân thuộc. Dường như người chiến sĩ đang hình dung trước mắt mình từng con gà mái vàng, mái mơ. Có lẽ đã bao nhiêu năm xa nhà, vẫn nhớ rõ những vật nuôi tầm thường ấy. Và có lẽ bởi đàn gà ấy gắn với hình ảnh người bà thân thương:

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Kỷ niệm về bà sao mà da diết!. Hình ảnh bà hiện lên tần tảo, vất vả, hết lòng lo toan, chắt chiu, dành dụm cho cháu. Món quà tuổi thơ “cái áo chúc bâu”,  “cái quần chéo go” không phải là món quà đẹp, đắt tiền nhưng với cháu, đó là niềm vui lớn khi năm mới đến. Giờ đây sau nhiều năm đi xa, nhớ về món quà bình dị ấy, người cháu như nhớ về kỉ niệm đẹp đẽ đáng trân trọng nhất vì món quà ấy là tình thương yêu, là sự hy sinh thầm lặng mà mộc mạc của bà. Tôi thấy người bà trong bài thơ  cũng giống như bao người bà, người mẹ Việt Nam khác, dịu hiền và cao đẹp biết bao!

Cứ tưởng, tiếng gà trưa chỉ đánh thức kỉ niệm. Nhưng thật bất ngờ và thú vị kỉ niệm ấy làm đẹp thêm những tình cảm với nhau một cách thật hợp lí: Tình yêu bà và tình yêu quê hương, Tổ quốc.

Ðoạn cuối của bài thơ gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm thật cao đẹp, thiêng liêng:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ đầu tiên bộc lộ tình yêu gia đình, yêu quê hương, Tổ quốc. Trước Xuân Quỳnh hàng trăm năm, ca dao dân gian và văn học bác học đã rất thành công khi viết về những tình cảm ấy. Vậy mà, chúng ta vẫn rất thích đoạn thơ cuối này bởi cách thể hiện rất riêng của nữ sĩ. Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

     "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh là một bài thơ dễ thương, dễ mến, bắt đầu bằng những điều bình dị nhưng lại đưa ta đến những tình cảm lớn lao, cao đẹp, nhỏ nhẹ và sâu lắng.

3. Soạn bài Tiếng gà trưa

Bài thơ ''Tiếng gà trưa'' của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gợi những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Để hiểu được nghệ thuật và nội dung của bài thơ, các em có thể tham khảo bài soạn văn tại đây: Bài soạn Tiếng gà trưa.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Tiếng gà trưa

Bài thơ Tiếng gà trưa là sự gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu thắm thiết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng rất chung của những người lính trẻ vừa mới bước qua được ngưỡng cửa của tuổi học trò mà đã phải buông cây bút cùng những trang sách để bắt đầu một cuộc sống cầm súng lên bảo vệ quê hương đất nước. Nỗi nhớ nhà ấy không hề xa vời mà được thể hiện một cách vô cùng cụ thể, giản dị. Để cảm nhận sâu sắc về bài thơ, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?