Bài giảng dưới đây giúp các em thấy được: Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh dể phục vụ lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả. Mong rằng bài giảng Thuế máu giúp các em nắm được kiến thức trọng tâm này.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Nguyễn Ái Quốc
- Tên: Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969)
- Cuộc đời:
-
Nguyễn Ái Quốc dùng văn chương để làm vũ khí.
-
b. Tác phẩm Thuế máu
-
Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp.
-
Ở chương này, tác giả đã vạch trần thủ đoạn tàn bạo lợi dụng xương máu những con người nghèo khổ của chính quyền thực dân Pháp.
c. Bố cục
Bài văn được chia làm 3 phần
- Phần 1: Chiến tranh và người bản xứ.
- Phần 2: Chế độ lính tình nguyện.
-
Phần 3: Kết quả của sự hy sinh.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Thủ đoạn của bạn thực dân đối với người dân các xứ thuộc địa
-
Lời nói tráo trở, lừa dối:
-
Trước chiến tranh:
-
Họ bị xem là người hạ đẳng, là người da đen bẩn thỉu.
-
Bị đối xử đánh đập như súc vật.
-
Bị coi là nô lệ
-
-
Chiến tranh bùng nổ
-
Họ được nâng lên, vỗ về nào là "con yêu", "bạn hiền", "những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do".
-
Họ là anh hùng cứu quốc.
-
-
Chiến tranh kết thúc: Họ trở về thân phận nô lệ.
-
→ Tương phản, giọng điệu mỉa mai, châm biến sự giả dối, thâm độc của chế độ thực dân.
- Hành động:
- Tiến hành vây bắt, cưỡng bức.
- Trói xích, nhốt người, đàn áp dã mam khi phản đối.
- Lợi dụng việc bắt lính để xoay xở kiếm tiền.
- Bắt người dân thuộc địa phải đột ngột lìa xa vợ con, quê hương.
- Buộc họ phải phơi thây trên các chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu.
- Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của chủ nghĩa thực dân.
- Họ bị đẩy vào làm việc trong trại các xưởng thuốc súng đầy khí độc.
- "Có 8 vạn người trong 70 vạn người đến Pháp không còn thấy mặt trời quê hương".
→ Vạch trần bộ mặt bỉ ổi của chủ nghĩa thực dân, phản ánh số phận bi thảm của người dân thuộc địa.
b. Phản ứng của những người đi lính tình nguyện
- Phản ứng của người bị bắt đi lính
- Người nghèo thì chịu chết vì không có lối thoạt.
- Người giàu thì dùng tiền để khỏi phải đi lính.
- Nhiều người là cho mình nhiễm những căn bệnh nặng để khỏi đi.
- Luận điệu của chính quyền thực dân
- Hứa hậu đãi sai chiến tranh.
- Rêu tao về sự tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa.
- Thực tế: xích trói, bắt nhốt, bạo động nổ ra.
→ Bọn thực là những kẻ trơ tráo, lừa bịp, mất nhân tính.
c. Số phận của người dân thuộc địa
- Bị tước đoạt hết của cải, bị đánh đập, đổi xử thô bỉ như đối với xúc vật.
- Người dân thuộc địa trở về vị trí hèn hạ ban đầu: giống người hạ đẳng, bẩn thỉu.
- Bị lừa dối, bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh túng quẫn.
- Là nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểu của Pháp.
→ Lập luận phản bác, mâu thuẫn, trào phúng, câu hỏi tu từ, điệp từ: Vô nhân đọa, tráo trở, tàn nhẫn.
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Văn bản như một bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò chiến tranh phi nghĩa.
-
Nghệ thuật
- Tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
- Giọng điệu đanh thép, ngòi bút trào phúng sắc sảo, mỉa mai.
-
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề: Phân tích bài "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc để thấy được bộ mặt của bọn thực dân.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
-
Giới thiệu tác giả Nguyễn Ái Quốc và hoàn cảnh ra đời của Bản án chế độ thực dân.
-
Giới thiệu trích đoạn Thuế máu thuộc chương 1 của tác phẩm, trong đó phần I mang tên "Chiến tranh va Người bản xứ" thể hiện rõ bộ mặt của bọn quan cai trị đối với người dân thuộc địa.
2. Thân bài
- Chứng minh thái độ của các quan cai trị đối với người dân bản địa:
- Trước năm 1914, người dân thuộc địa bị coi là "Những tên da đen bẩn thỉu", bị gọi bằng cái tên "An-nam-mít" bẩn thỉu.
- An-nam-mit là cái tên chúng gọi người Việt Nam một cách khinh miệt, khi đó họ chỉ là những người nô lệ cho tầng lớp thống trị lúc bấy giờ.
- Bọn người cai trị luôn cho rằng tộc người da trắng là tộc người cao quý vì vậy chúng cho tất cả những tộc người khác là thấp hèn và tạo ra một khoảng cách về phân biệt đối xử.
- Người dân thuộc địa "giỏi lắm cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta".
- Giọng mỉa mai, đả kích sâu cay cho thấy bản chất dã man tàn ác của thực dân Pháp đô hộ lên đất nước, biến những người dân thuộc địa thành nô lệ, xúc vật.
- Khi chiến tranh xảy ra
- Số phận của họ được thay đổi đến mức không ngờ.
- Họ được đề cao, trọng vọng, được các quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé coi là "Con yêu", "bạn hiền", thậm chí họ còn được đề bạt lên chức danh "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do".
- Đáng ra với chức danh ấy, họ phải được đối xử giống như kiểu "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" nhưng thực chất cuộc sống của họ không những không được nâng cao mà ngược lại. "Hữu danh vô thực", họ chỉ được cái chức danh mà bọn chúng đặt cho, ngoài ra chẳng có quyền lợi gì hết.
→ Để đạt được tham vọng của mình, bọn quan cai trị không từ thủ đoạn bỉ ổi, tìm cách tâng bốc, đề giá trị của người dân để biến họ trở thành tay sai, trở thành vật hi sinh cho những quyền lực và lợi ích của chúng.
3. Kết bài
-
Với giọng mỉa mai, đả kích, ngòi bút của Nguyẽn Ái Quốc vạch trần bộ mặt giả dối cũng như bản chất tàn ác của bọn quan lại luôn coi mình là "phụ mẫu".
-
Phần I đã góp phần tạo ra 1 tiếng nói đanh thép vào bản cáo trạng chung về tội ác của thực dân Pháp.
3. Soạn bài Thuế máu
Tác phẩm Thuế máu được Nguyễn Ái Quốc viết khi đang hoạt đông cách mạng tại Pháp và là một đòn chí mạng đối với bọn đế quốc thực dân. Tác phẩm đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp đối với người bản xứ, chính quyền thuộc địa đã biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Để nắm vựng kiến thức về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm: Bài soạn Thuế máu.
4. Một số bài văn mẫu về Thuế máu
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật một số bài văn mẫu về bài Thuế máu trong thời gian sớm nhất!