Qua bài Hội thoại giúp các em biết phân biệt vai xã hội trong hội thoại và xác định thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp. Biết vận dụng kiến thức đã học để phân tích các vai trong hội thoại.
Tóm tắt bài
1.1. Vai xã hội trong hội thoại
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. (SGK, t.2, tr. 92- 93) Câu hỏi:
a. Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai ở vai trên, ai ở vai dưới?
- Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gia tộc. Người cô thuộc vai trên, bé Hồng thuộc vai dưới.
b. Cách xử sự của ngưòi cô có gì đáng chê trách?
- Người cô cư xử thiếu thiện chí, không có tình thương cháu. Cách cư xử này không phù hợp với quan hệ ruột thịt, vừa không thể hiện được tư cách của người bê trên phải thành tâm, đại lượng với người bề dưới.
c. Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép. Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy.
- Những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép:
- ...Tôi cúi đầu không đáp.
- ...Tôi im lặng cúi đầu.
- ...Xuống đất...cổ họng tôi đã nghẹn ứ không khóc ra tiếng.
→ Vì Hồng thuộc vai dưới, có bổn phận tôn trọng người trên.
1.2. Ghi nhớ
-
Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đôi với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
-
Như quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội);
-
Quan hệ thân sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
-
-
Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
2. Soạn bài Hội thoại
Để phân biệt vai xã hội trong hội thoại dễ dàng, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Hội thoại.