Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù mời các em xem thêm video bài giảng Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Để giải quyết dạng đề văn này, các em cần chú ý những nội dung quan trọng như: thiên lương trong sáng của Huấn Cao, cảnh cho chữ cũng như là những lời tâm huyết của ông trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. Bài giảng giúp củng cố lại kiến thức cơ bản nhất, giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn. Mời các em cùng theo dõi bài giảng!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Truyện ngắn: Chữ người tử tù
      • Xuất xứ: Trích từ tập Vang bóng một thời (1940). Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù
      • Tóm tắt: Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai con người trong hoàn cảnh éo le: người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục. Cảm kích trước sự đối đãi tử tế, tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã cho chữ. Và cảnh cho chữ diễn ra trong buồng giam chật hẹp, dơ bẩn. Kết thúc câu chuyện với cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã để lại nhiều dư vị thấm thía trong lòng bạn đọc
    • Nhân vật Huấn Cao
      • Là người có tài cả văn lẫn võ: “Thế ra y văn võ đều có tài cả”; là người có tài viết chữ “nhanh và rất đẹp”.
      • Là người có tâm: một nghệ sĩ chân chính, có nhân cách, biết tự trọng, luôn đặt chữ tâm lên trên chữ tài, lên trên bạc vàng: “Ta nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ”.
  • Nội dung: Thái độ của Huấn Cao
    • Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục khi Huấn Cao mới đến nhà lao.
      • Khi viên quản ngục “biệt đãi” ông Huấn Cao rượu thịt trong bữa ăn hàng ngày thì ông lạnh lùng “thản nhiên nhận rượu thịt”.
      • Khi viên quản ngục hỏi ông xem có muốn gì, ông đã tỏ thái độ khinh miệt viên quản ngục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”.
      • Nguyên nhân?
        • Vì mới đến, ông Huấn Cao chưa hiểu về viên quản ngục.
        • ở nơi tù ngục, người ta sống tàn nhẫn và lừa lọc. Viên quản ngục đã làm ở đó rất lâu nên có lẽ cũng sẽ là những kẻ lừa lọc, độc ác. Quản ngục là người đại diện cho quyền lực ở đây, tại sao lại có cách đối xử khác như vậy?
      • Chính thái độ kín kín hở hở, chính những lời dặn dò có vẻ bí mật của viên quản ngục đã làm cho Huấn Cao nghi ngờ. Như vậy, khi mới đến nhà tù này, ông Huấn Cao đã có thái độ lạnh lùng, coi khinh và nghi ngờ viên quản ngục. Đó là thái độ đúng, phù hợp với quy luật tình cảm của con người.
  • Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục sau khi ông hiểu về bản chất của viên quản ngục.
    • Ông nhận thấy một tấm lòng cao đẹp, có đức của viên quan ngục giữa chốn tội ác.
    • Ông nhận thấy viên quản ngục là người hiểu cái đẹp, yêu và biết trân trọng cái đẹp “Nào ta có biết, đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
    • Trước khi bị xử chém, ông đồng ý cho viên quản ngục chữ của mình. Cảnh cho chữ là một cảnh xưa nay chưa từng thấy. Ông cho chữ trong một căn phòng giam tăm tối, hôi hám, ô uế. Người cho chữ “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”, tay thì như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch. Huấn Cao đang dồn trí tuệ tài hoa lên cây bút. Sáng mai Huấn Cao đã phải lĩnh án chém. Thể xác ông mất đi nhưng tâm hồn, khí phách của ông thì tồn tại vĩnh viễn.
    • Ông đã có những lời khuyên chân tình giành cho viên quản ngục: “Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi, chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng”; “Thầy quản nên về quê mà ở đã, hãy thoát khỏi cái cảnh này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó mà giữ được thiên lương cho lành vững rồi đến cũng nhem nhuốc cả đời lương thiện đi”.
      • Từ chỗ chưa biết đến khi biết được vẻ đẹp trong tâm hồn và tính cách của viên quản ngục, ông Huấn Cao đã thay đổi cách nhìn về viên quản ngục. Điều quan trọng là ông đã nhận ra vẻ đẹp của viên quản ngục giữa chốn lao tù. Sự thay đổi về cách nhìn của ông Huấn Cao đối với viên quản ngục là phù hợp với sự phát triển tính cách nhân vật. 

c. Kết bài

  • Những nhận xét, cảm nhận chung nhất về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Chữ người tử tù là truyện ngắn in trong tập Vang bóng một thời, xuất bản năm 1940. Đây là tác phẩm xuất sắc thể hiện rõ nhất quan niệm của Nguyễn Tuân về Cái Đẹp. Huấn Cao, nhân vật chính của truyện là một con người siêu việt, một nhân cách trong sáng. Qua sự thay đổi thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục, người đọc hiểu rõ hơn tâm hồn phong phú, cao quý của con người tài hoa ấy.

Ngay từ đầu tác phẩm, qua cuộc trao đổi giữa viên quản ngục và thầy thơ lại, Nguyễn Tuân đã giới thiệu Huấn Cao như một nhân vật đặc biệt, ông là người văn võ kiêm toàn, có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp nổi tiếng khắp tỉnh Sơn. Huấn Cao bị vua quan coi là kẻ cực kì nguy hiểm, dám cầm đầu “quân phiến loạn” chống lại triều đình.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Huấn Cao được ví như “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”, nổi bật lên giữa bao nhiêu thứ hỗn tạp chính là một âm trong trẻo không bao giờ dứt. Bên trong con người công cụ ấy của chính quyền tàn bạo, là một tâm hồn nghệ sĩ.

Tác phẩm “Chữ người tử tù” với hình tượng của Huấn Cao và thái độc của ông, diễn biến tâm lí và tính cách của ông thay đổi thay từng chặng. Qua các nhân vật Huấn Cao và viên quan ngục, ta thấy tác giả không hề đối lập tài với tâm, cái đẹp với thiên lương trong sạch của con người. Tuy trong một hoàn cảnh vô cùng oái oăm, nhưng khi cái đẹp, cái tài, cái tâm không bị tách rời, thì nghệ thuật cảm hóa con người, dù phải sống trong bùn như viên quản ngục nhưng thật sự yêu cái đẹp thì vẫn không mất khả năng hướng thiện.

Hi vọng, tài liệu trên đã hỗ trợ các em thật tốt trong quá trình học tập và ôn tập kiến thức bài học Chữ người tử tù. Mong rằng, các em sẽ hiểu rõ hơn thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục cũng nư nguyên nhân của sự thay đổi thái độ của Huấn Cao trong câu chuyện. Chúc các em có thêm tài liệu hay.

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?