Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích hình tượng nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù mời các em xem thêm video bài giảng Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này, các em cần chú ý theo dõi những nét nổi bật nhất của viên quản ngục như niềm đam mê sâu sắc trước nghệ thuật thư pháp cũng như là tâm hồn cao quý cùng tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ông đối với Huấn Cao. Bài giảng giúp củng cố lại kiến thức cơ bản nhất, giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn phân tích nhân vật được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi bài giảng!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù và tác giả Nguyễn Tuân
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: nhân vật viên quản ngục
- Khái quát chung
- Xuất xứ: Trích từ tập Vang bóng một thời (1940). Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù
- Tóm tắt: Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai con người trong hoàn cảnh éo le: người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục. Cảm kích trước sự đối đãi tử tế, tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã cho chữ. Và cảnh cho chữ diễn ra trong buồng giam chật hẹp, dơ bẩn. Kết thúc câu chuyện với cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã để lại nhiều dư vị thấm thía trong lòng bạn đọc
- Phân tích
- Đảm nhận chức quản ngục, hằng ngày phải làm việc và chứng kiến bao điều xấu xa
- Ngoại hình: Đó là một người trung niên “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”. Khuôn mặt của ông như “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ” à Đây là một người có tính cách điềm đạm, bình tĩnh, có phần phúc hậu.
- Tính cách:
- Quản ngục là người có “tâm điền tốt và thẳng thắn”, có tâm hồn “thuần khiết”. Chỉ vì “chọn nhầm nghề” mà ông phải bị “đày ải vào giữa một đống cặn bã”, “phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”. Nhà văn đã xem ngục quan là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
- Là một người có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quý trọng cái đẹp. Ông có thú chơi thanh cao, đó là say mê chữ đẹp. “Sở nguyện cao quý” suốt đời của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối do tay ông Huấn viết”.
- Là người có tấm lòng “biết giá người, biết trọng người ngay”, ông cảm phục tài năng và nhân cách của Huấn Cao với một thái độ cung kính, “biệt nhỡn liên tài” đối với ông Huấn, thể hiện qua
- Khi nghe Huấn Cao đến: Băn khoăn, lo lắng nhưng cũng rất vui mừng.
- Khi Huấn Cao đến: Ra sức biệt đãi, bất chấp nguy hiểm đến bản thân.
- Khi bị Huấn Cao coi thường: Nhẫn nại, nhịn nhục.
- Khi nghe tin Huấn Cao bị giải đi: Bất chấp khó khăn, quyết tâm xin chữ.
- Khi nhận chữ: “Khúm núm”, kính cẩn nhận, hoàn toàn khuất phục trước cái đẹp, thiên lương cao cả thể hiện qua “ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
- Ông cúi đầu trước Huấn Cao bởi ông Huấn là hiện thân của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương cao cả. Dòng nước mắt của ông khi nhận lời khuyên của Huấn Cao chứng tỏ ông đã nhận thức được ý nghĩa sâu xa trong lời khuyên đó. Cái vái lạy của ông không phải là hành động của kẻ bề dưới sợ hãi trước uy quyền của kẻ bề trên mà là biểu hiện của một người bị khuất phục, cảm hóa trước “thiên lương”. Quản ngục đúng là “một tấm lòng trong thiên hạ” mà Huấn Cao được gặp và họ đã trở thành tri âm, tri kỉ của nhau. Ta có thể tin rằng sau những lời khuyên bảo ân cần của ông Huấn, viên quản ngục đã luống tuổi ấy sẽ từ bỏ nghề bất nhân về quê ở để giữ thiên lương cho trong sạch, lành vững.
- Viên quản ngục có một tâm hồn nghệ sĩ, biết nâng niu, trân trọng cái đẹp và hướng thiện nhưng vì chọn nhầm nghề nên lạc vào chốn nhơ bẩn. Trong xã hội phong kiến suy tàn, trong nhà ngục đầy sự bất lương vô đạo; viên quản ngục đúng là một con người trong sáng, tốt đẹp hiếm hoi còn sót lại….
- Nhận xét: Qua nhân vật viên quan ngục, nhà văn tiếp tục thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình:
- Về nội dung
- Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Không phải ai cũng xấu hết; bên cạnh những cái chưa tốt (phần “ác quỷ”), mỗi con người còn có “thiên lương”( phần “thiên thần”).
- Cái đẹp có thể tồn tại ở trong môi trường của cái ác, cái xấu. Nhưng không vì thế mà nó lụi tàn; trái lại nó càng mạnh mẽ và bền bỉ. Nó như hoa sen mọc trên đầm lầy vậy.
- Nghệ thuật
- Tình huống truyện độc đáo.
- Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng cảnh, dựng người.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, vừa cổ kính vừa hiện đại.
- Về nội dung
c. Kết bài
- Nêu suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá chung về nhân vật viên quản ngục
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của bản thân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Gợi ý làm bài
Một nền văn học lớn là một nền văn học có nhiều phong cách, một nhà văn lớn là một nhà văn xây dựng cho mình một phong cách riêng độc đáo. Nguyễn tuân là một nhà văn như thế. Phong cách nghệ thuật nổi bật của ông chính là tài hoa uyên bác và là một người suốt đời đi tìm cái đẹp. Chính bởi phong cách ấy mà những tác phẩm của ông mang đậm sự tài hoa uyên bác. Đặc biệt là chữ người tử tù, trong tác phẩm ấy ngoài nhân vật Huấn Cao ta cũng không thể nào không nhắc đến nhân vật Viên quản ngục. Dưới ngòi bút tài hoa uyên bác, một bậc phù thủy ngôn ngữ chẻ sợi tóc làm tư nhân vật ấy hiện lên cũng thật đáng chú ý.
Chữ người tử tù là một trong những truyện trong tập vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn tuân. Tập truyện viết về những thói quen xưa cũ nay chỉ còn vang bóng mà thôi. Trong đó chữ người tử tù kể về một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa nhân vật viên quản ngục và Huấn Cao. Không gian gặp gỡ là nhà tù nơi ngự trị của bóng tối và là kẻ thù của cái đẹp. Thời gian là những ngày cuối cùng của tử tù Huấn Cao. Ta thấy được cái tình huống éo le ấy nhưng còn thấy được sự éo le hơn trong chính thân phận của họ. Viên quản ngục là đạo diện cho triều đình còn Huấn Cao thì lại chống lại triều đình. Những trên bình diện nghệ thuật thì họ không còn là kẻ thù của nhau nữa. Huấn Cao viết chữ đẹp còn viên quản ngục thì lại yêu thích say đắm cái đẹp. Chính vì thế mà trên bình diện nghệ thuật họ là những người tri kỉ. Và đồng thời xuất phát từ tình huống truyện ấy ta cảm nhận được vẻ đẹp của viên quản ngục như những nốt nhạc thanh thót thanh cao trong một bản nhạc xô bồ.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Sức mạnh của cái đẹp làm cho tâm hồn của viên quản ngục vẫn thiên lương trong sáng lắm. Chính vì thế mà ông nhất định phải xin bằng được chữ của Huấn Cao. Khi Huấn Cao quyết định cho chữ viên quản ngục cảm thấy rất vui, ông như nhận ra nhiều điều, nhận thấy cả cái cách chọn nghề sai của mình nữa. Ông thể hiện thái độ kính trọng trước những lời dặn dò cuối cùng của một người tử tù. Viên quan ấy hứa rằng sau khi nhận được chữ của Huấn Cao thì sẽ trở về quê sống đê giữ cái thiên lương trong sáng của bản thân mình. Hai dòng nước mắt của ông khẽ rơi như thể hiện sự hối hận của mình. Qua đó ta thấy được viên quản ngục đúng là một người có thiên lương trong sáng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà quên đi cả sự an toàn của bản thân.
Một lần nữa ta phải trầm trộ tài năng uyên bác của Nguyễn Tuân. Ông không những xây dựng được một nhân vật chính chuẩn mực mà đến một nhân vật phụ như viên quản ngục cũng để lại rất nhiều giá trị con người. Vẻ đẹp trong con người viên quản ngục cũng sáng lấp lánh. Cánh cửa nhà tù không thể nào cướp đi cái thiên lương trong sáng cùng sở nguyện cao quý của ông. Chuyện kết thúc cũng là lúc viên quản ngục tay nải về quê sống với thiên lương trong sáng của mình.
Chúng tôi hi vọng, với tài liệu văn mẫu phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân phía trên, các em sẽ gặt hái được nhiều kiến thức hay và bổ ích có liên quan đến bài học Chữ người tử tù. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)