Qua bài giảng Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh , giúp các em ôn lại những kiến thức đã học về văn tả cảnh. Đồng thời, biết vận dụng các kiến thức đã học để lập dàn ý và trình bày miệng bài văn miêu tả cảnh.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn hoạt động
Câu 1 (trang 134 sgk Tiếng Việt 5): Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau:
a) Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
b) Một đêm trăng đẹp.
c) Trường em trước buổi học.
d) Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
Gợi ý:
a) Mở bài:
- Cảnh em định tả là gì?
- Em quan sát cảnh ấy vào thời điểm nào?
b) Thân bài:
- Tả bao quát toàn cảnh
- Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
c) Kết bài: Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả.
Câu 2 (trang 134 sgk Tiếng Việt 5): Trình bày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý.
Gợi ý:
- Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập.
1.2. Bài văn mẫu
Đề bài: Tả một đêm trăng đẹp
1) Mở bài
- Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:
- Đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất
- Xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu
2) Thân bài
- Tả cảnh đêm trăng:
- Lúc xẩm tối:
- Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao
- Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng
- Gió thổi mát rượi
- Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười
- Lúc trăng lên:
- Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung
- Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,...
- Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng
- Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình
- Lúc xẩm tối:
3) Kết bài
- Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:
- Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh
- Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy
- Càng thêm yêu mến quê hương
- Không bao giờ quên hôm ấy
- Thông qua bài giảng Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh, các em cần nắm được:
- Lập dàn ý một bài văn miêu tả và trình bày bài văn trước lớp.
- Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Tập đọc: Út Vịnh để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.