Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam

Bài giảng  Tà áo dài Việt Nam giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát. Bước đầu biết đọc diễn cảm một bài văn có nội dung: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam và truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Tà áo dài Việt Nam

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ được phiên âm, từ khó
    • thẫm màu, vàng mỡ gà, lấp ló, nặng nhọc...
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng truyền cảm. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Áo xanh: áo ngắn, cổ đứng hoặc ổ viền thường có hai túi ở hai vạt trước và xẻ ở hai bên sườn.
    • Phong cách: kiểu (lối) sống tạo ra nét riêng của một người hoặc một nhóm người.
    • Tế nhị: ý nói nhã nhặn, lịch sự.
    • Xanh hồ thủy: xanh như màu nước hồ (xanh nhạt).
    • Tân thời: kiểu mới.
    • Y phục: quần áo, đồ mặc.
  • Bố cục
    • Chia làm 3 đoạn
      • Đoạn 1. Từ đầu..."xanh hồ thủy".
      • Đoạn 2."Từ đầu thế kỉ XIX"... "gấp đôi vạt phải".
      • Đoạn 3."Từ những năm 30"... "trẻ trung".
      • Đoạn 4. Còn lại
  • Nội dung
    • Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Luyện đọc diễn cảm
    • Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy...)

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tà áo dài Việt Nam

Câu 1 (trang 123 sgk Tiếng Việt 5): Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

Gợi ý:

  • Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam, chiếc áo dài đóng vai trò quan trọng, thân thuộc. Phụ nữ Việt Nam xưa nay mặc áo dài thẫm màu phủ ra bên ngoài, những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ ta thêm dịu dàng, kín đáo. 

Câu 2 (trang 123 sgk Tiếng Việt 5): Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?

Gợi ý:

  • Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách tế nhị, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.
  • Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân là loại áo được may từ bốn mảnh vải, hai mành sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng giống như áo tứ thân nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt vải.
  • Chiếc áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau.

Câu 3 (trang 123 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?

Gợi ý:

  • Áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam vì nó thể hiện được phong cách tế nhị, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. 

Câu 4 (trang 123 sgk Tiếng Việt 5): Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài? 

Gợi ý:

  • Em cảm thấy khi mặc áo dài người phụ nữ như đẹp ra, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam, các em cần nắm được:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng diễn cảm.
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của câu chuyện: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật cho tiết học tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?