Tập đọc: Hạt gạo làng ta

Qua bài giảng Tập đọc: Hạt gạo làng ta, giúp các em biết cách đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ bốn chữ. Đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, tự hào. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa của bài thơ.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Hạt gạo làng ta

a. Luyện đọc

  • Đọc thành tiếng
  • Đọc đúng các tiếng, từ khó: Kinh Thầy, ngọt bùi, sa, ngoi, trút, băng đạn...
  • Đọc diễn cảm
    • Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Chú ý toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, pha lẫn niềm tự hào.
    • Nhấn giọng ở các từ ngữ: 

Hạt gạo làng ta
bão tháng bảy
mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy….
 

b. Đọc - hiểu

  • Từ khó
    • Kinh Thầy: sông chia nước của sông Thái Bình, chảy qua tỉnh Hải Dương.
    • Hào giao thông: đường đào sâu dưới đất để đi lại được an toàn trong chiến đấu.
    • Trành (còn gọi là giành, xảo): dụng cụ đan bằng tre, nứa, đáy phẳng, có thành, dùng để vận chuyển đất, đá, phân trâu bò,...
  • Bố cục
    • Chia bài thơ làm 5 đoạn tương đương với 5 khổ
      • Đoạn 1: Khổ 1
      • Đoạn 2: Khổ 2
      • Đoạn 3: Khổ 3
      • Đoạn 4: Khổ 4
      • Đoạn 5: Khổ 5
  • Nội dung, ý nghĩa
    • Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 140 sgk Tiếng Việt 5): Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?

Gợi ý:

  • Hạt gạo được làm từ thiên nhiên và con người: từ vị phù sa bồi đắp cho ruộng đồng màu mờ phì nhiêu, từ nước hồ sen tưới cho lúa tươi tốt, từ tình cảm và công sức của con người (người mẹ) một nắng hai sương đổ ra trên đồng ruộng.

Câu 2 (trang 140 sgk Tiếng Việt 5): Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

Gợi ý:

  • Đó là những hình ảnh:
    • Giọt mồ hôi sa.
    • Những trưa tháng sáu.
    • Nước như ai nấu.
    • Chết cả cá cờ.
    • Cua ngoi lên bờ.
    • Mẹ em xuống cấy.

Câu 3 (trang 140 sgk Tiếng Việt 5): Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?

Gợi ý:

  • Tuổi nhỏ đã cùng với người mẹ, người chị và các thế hệ khác ở lại hậu phương ra sức thi đua lao động sản xuất để làm ra hạt gạo tiếp tế cho chiến trường. Không kể sáng, trưa, chiều, tuổi nhỏ luôn có mặt ở ngoài đồng ruộng chống hạn, bắt sâu, gánh phân bón lót, bón thúc, làm cỏ... góp công sức làm ra hạt gạo. 

Câu 4 (trang 140 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao tác giả gọi hạt gạo là "hạt vàng"?

Gợi ý:

  • Hạt gạo được gọi là hạt vàng, vì hạt gạo rất quý. Có được hạt gạo, con người phải đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt "một nắng hai sương" trên đồng ruộng mới làm ra được hạt gạo. Do đó, tác giả mới đem so sánh hạt gạo với hạt vàng và gọi hạt gạo là hạt vàng. 

Câu 5 (trang 140 sgk Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng bài thơ.

  • Thông qua bài học các em cần nắm được những nội dung kiến thức trọng tâm và rèn luyện những kĩ năng cơ bản như:
    • Kiến thức
      • Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.
      • Học thuộc lòng bài thơ.
    • Kĩ năng
      • Đọc đúng các tiếng, từ khó.
      • Học sinh đọc trôi chảy lưu loát toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ bốn chữ. Đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, tự hào.
      • Hiểu các từ ngữ khó trong bài.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp cho tiết học tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?