Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc​, giúp các em rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đề bài

Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.

Gợi ý:

1. Những việc làm chống đói nghèo, lạc hậu:

- Làm kinh tế giỏi, ngâng cao đời sống của gia đình và địa phương.

- Lai tạo được những giống lúa, giống cây cho năng suất cao,... (Như ông Lương Định Của trong bài Nâng niu từng hạt giống, sách tiếng Việt 3, tập một)

- Bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan như cúng bái trừ tà ma, kiêng kị vô lí,...

- Bài trừ các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rược chè, trộm cắp,...

- Dạy học, mở mang dân trí ở những vùng khó khăn (như cô Y Hoa trong bài Buôn hư Lênh đón cô giáo).

2. Lập dàn ý câu chuyện định kể:

- Mở đầu câu chuyện: Gi ới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Diễn biến câu chuyện:

+ Kể các hành động của nhân vật.

+ Nêu kết quả mà nhân vật đạt được hoặc nhân xét về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện.

3. Dựa vào dàn ý, kể thành lời trong nhóm hoặc trước lớp. Chú ý:

- Lựa chọn kể chuyện tự nhiên, có thể kết hợp với động tác, điệu bộ, nét mặt, cử chỉ để diễn tả nội dung câu chuyện, làm cho câu chuyện cuốn hút người nghe.

4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

1.2. Bài kể mẫu

Nghĩa trang thôn Tiền Lưu cuối năm ngoái có thêm hai ngôi mộ mới. Thế là sau gần 40 năm từ đỉnh dốc Mã Pí Lèng thuộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, hai người con gái Tiền Lưu mới được “trở về” quê hương bản quán. Đó là cô Trần Thị Lụa và cô Thái Thị Na lên miền Tây mở đường những năm 60 của thế kỉ trước.

Hai cô vừa học xong lớp 7 cấp 2 (tương đương học sinh lớp 9 THCS) thì gia nhập đội quân đi xây dựng kinh tế miền núi. Mỗi gia đình chỉ còn giữ lại được tấm ảnh nhỏ của hai cô; tấm ảnh ngày này nay cũng đã ố vàng. Gia đình cụ Chính còn giữ được 2 lá thư chữ nhỏ như con kiến của cô Lựu từ Hoàng Su Phì gửi về, đó là vào cuối năm 1965. Cô kể chuyện đục đá, mở đường từ Đồng Văn đi Mèo Vạc, từ Mèo Vạc đi Mã Pí Lèng, suốt mấy tháng trời ăn toàn bánh bột ngô, phải chia nhau từng thìa muối, từng ca nước, phải treo mình lên vách đá, phải đu mình chênh vênh nơi mép vực Mã Pí Lèng nhìn dòng sông Nho Quế sau cổng trời để đục đá, nổ mìn mở đường. Mỗi cung đường là một chiến công. Đường mở đến đâu thông xe đến đấy. Quãng Đồng Văn – Mèo Vạc dài 24 cây số thế mà 8 đại đội thanh niên xung phong phải làm mất 18 tháng trời, 38 đội viên đã bỏ mình khi đục đá bắc cầu, trong đó có hai cô gái Tiền Lưu.

Không biết vì chiến tranh kéo dài hay đường lên Mèo Vạc quanh co dốc núi mà cuộc đời hai cô gái xấu số này bị quên lãng. Gia đình đã cố công tìm kiếm nhưng khác nào chuyện đáy bể mò kim.

Thế rồi năm 2004, anh Lục người Tiền Lưu, kĩ sư địa chất lên công tác ở Đồng Văn, đến xem tấm bia đá ghi công những chàng trai, cô gái đi mở đường 40 năm về trước ở chân dốc Mã Pí Lèng. Anh kể lại là đêm nằm mơ có hai cô gái mặc áo trắng cứ đến tốc chăn lên lay goi: “Chú nhớ đưa hai chị về đồng bể Tiền Hải với. Ở đây rừng núi lạnh lắm!…”. Chuyện mộng mị đó cứ làm anh thao thức nhiều đêm. Và sau đó 3 ngày, anh đã tìm thấy mộ hai cô gái đồng hương.

Anh Lục đã gọi điện thoại về xã, về làng. Chỉ 5 ngày sau, đoàn cán bộ và gia quyến cô Lụa, cô Na đã lên tới Mèo Vạc gặp Phòng thương binh - xã hội huyện, đi viếng mộ hai cô gái quê nhà. Thủ tục di dời mộ hai cô đã được giải quyết chóng vánh, chu đáo. Huyện Mèo Vạc tặng mỗi cô một chiếc tiều gỗ pơ mu và 2 triệu đồng “gọi là chút quà tình nghĩa”.

Lễ truy điệu hai cô gái Tiền Lưu được tổ chức trọng thể vào ngày 28/12/2004 tại xã nhà. Trường Tiều học và Trung học cơ sở Tiền Phú viếng hai vòng hoa, gần 500 thầy trò đến dự lễ. Em chưa từng thấy và được dự một lễ truy điệu nào trọng thể như thế!

Hôm ấy, anh Lục kĩ sư địa chất và 2 cán bộ huyện Mèo Vạc có về dự lễ. Nhiều người cứ vây quanh.

  • Thông qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất. Đồng thời, có thái độ học tập và thái độ sống đúng đắn như:
    • Kĩ năng
      • Kể lại được bằng lời một câu chuyện đã Kể chuyện đã nghe, đã đọc, kèm cử chỉ, điệu bộ.
    • Kiến thức
      • Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện bạn kể.
      • Đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
    • Thái độ
      • Có ý thức rèn luyện tinh thần chống lại đói nghèo, lạc hậu và thói quen ham đọc sách.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập đọc: Về ngôi nhà đang xây để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?