1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng của nhân vật người anh:
- Em gái Kiều Phương đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế trở về.
- Bức tranh của em được trao giải Nhất.
- Bố mẹ rất vui.
- Kiều Phương muốn anh cùng đến dự lễ trao giải.
b. Thân bài: Diễn biến tâm trạng người anh
- Lúc đầu miễn cưỡng, không vui.
- Khi đứng trước bức tranh của em gái: từ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, hãnh diện rồi xấu hổ.
- Cảm động trước lòng nhân hậu của cô em gái.
- Tự xét thấy những điều không tốt trong suy nghĩ của mình đối với em (coi thường, xa lánh, ganh ghét, đố kị,... ).
c. Kết bài
- Những suy nghĩ chân thành của người anh:
- Phải tự đánh giá lại mình để thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu.
- Cố gắng vượt khỏi mặc cảm tự ti và thói xấu đố kị.
- Phấn đấu để xứng đáng là anh trai của một cô em gái tài hoa.
Bài văn mẫu
Đề bài: Viết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”, khi đứng trước bức tranh được giải Nhất của em gái.
Gợi ý làm bài
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của em được trao giải Nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm.
Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: “Giải nhất - Kiều Phương - 8 tuổi”. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thử ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
“Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hổn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”, khi đứng trước bức tranh được giải Nhất của em gái sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)