Đề bài: Em hãy tả về hình dáng cây cau mà em quan sát được dưới dạng một bài văn ngắn.
Gợi ý làm bài:
1. Bài văn mẫu số 1
Trong vườn nhà em thì có một hàng cau được trồng như để bao quanh bảo vệ vườn. Những cây cau cứ như thật là xanh mướt và thẳng tắp thật đẹp biết bao nhiêu.
Cây cau có hình dáng như cây dừa vậy, nhưng thân cao và nhỏ hơn rất nhiều. Nhưng nếu để ý kỹ hơn thì ta như thấy được rằng chính cây cau lại có được một dáng thẳng hơn cây dừa. Ta như thấy được rằng chính quả cau bé tí ti xanh thẫm như đã lại kết thành từng chùm xinh xinh. Thế rồi ta như thấy được chính những tán lá của cây cau dài to nhưng những nhánh lá của cây lại nhỏ và dẹp lại nhìn thật ấn tượng biết bao nhiêu.Thế rồi khi quan sát kỹ hơn ta như thấy được chính phần thân cây trải một màu xám đục, và dường như cũng đã được phân thành từng đốt.
Dễ dàng có thể nhận thấy được chính cây cau nhà bà em giờ đã là một cây cau cổ thụ và rủ những cành lá như những cái râu như cũng thật là già nua nhưng bộ mặt vẫn còn tươi sáng. Và khi mà và thời điểm tháng mười hai, sắp sửa sang xuân, thì cây cau sắp đến mùa trổ hoa. Và đặc biệt đó chính là sau xuân, đến hè buồng hoa cau to và sẽ kết thành từng chùm quả.
Nếu như chúng ta mà lại nói về lợi ích của cây cau thì thật là phong phú biết bao nhiêu. Chúng ta cũng như có thể cho các bà ăn những quả cau tươi hay ăn lá trầu không với miếng cau khô phết ít vôi, nó như sẽ tạo được vị đậm mà cay. Và bà em cũng hay ăn như vậy, bà em nói rằng ăn tràu là để đẹp da và cũng đỡ bị đau răng.
Em cũng rất rất yêu quý cay cau và em mong cây cau luôn tươi tốt đã làm cho khu vườn đẹp hơn. Và cũng bởi vì cây cau là người bạn tuyệt vời nhất của em.
2. Bài văn mẫu số 2
Bà em rất hay nhai trầu nên đã trồng một cây cau trước nhà. Cây cau ấy đã gắn bó với bà từ rất lâu.
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, cau không phải là hiếm thấy nhưng cũng không nhiều lắm. Vì thế nhìn thấy cây cau là nhìn thấy bao điều lí thú. Cau còn có một tên gọi rất hay khác là tân lang. Nó là loại thân gỗ trung bình, cao tới hai mươi mét. Từ dưới nhìn lên tưởng nó đã chạm tới bầu trời. Không chỉ cao, thân cây còn khá to, rộng khoảng mấy chục cen ti mét. Cây cau đặc biệt ở chỗ, phần dưới thân cau phình to, mặc chiếc áo màu ghi hơi sần sùi nhưng phần trên thon thả hơn mặc áo màu xanh đậm. Các lá mọc ở tít trên cao, dài khoảng gần hai mét. Chiếc lá đẹp như lông đuôi của một chú công đang xoè ra làm điệu. Nhiều lá mọc dày đặc bên nhau, lùm lùm rậm rạp. Cây cau cũng nở hoa. Hoa cau trắng và đẹp lắm. Nhất là những quả cau, khi còn nhỏ có màu xanh ánh vàng, nho nhỏ như quả trứng gà. Bên trong lớp vỏ xanh mỏng là cái hạt cỡ như hạt điều. Bà em hay lấy quả cau, bổ ra làm các lát mỏng cuộn trong lá trầu không, quệt chút vôi trắng, têm lại thành miếng trầu ngon lành. Cau, vôi, trầu làm răng và môi người ăn đỏ thẫm. Vì trầu nóng và hăng. Quả cau có vị thơm nồng, hơi cay cay. Cây cau còn có nhiều tác dụng khác, hữu ích cho mọi người như mo cau làm quạt, lá cau khô để bà làm chổi quét sân rất sạch...
Cau thường được trồng trước sân nhà. Vì thế ngồi ở trong nhìn ra em cũng nhìn rõ được cây cau, nhìn mãi mà không thấy chán.
3. Bài văn mẫu số 3
Trong khung cảnh làng quê xưa, không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây cau cao chót vót ngay cạnh sân vườn của các hộ gia đình. Từ xa xưa, cây cau đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong bức tranh làng quê Việt Nam.
Cây cau đã gắn bó với người dân Việt Nam từ rất lâu đời, được dân gian đưa vào câu chuyện “Sự tích trầu cau” để lí giải về sự xuất hiện của một loại quả mà từ lâu đã không thể thiếu trong mỗi dịp đám hỏi, đám tang.
Cây cau có hình dáng hơi giống cây dừa. Thân cây có những đốt vòng tròn-vết tích của mỗi lần cây thay lá, ra hoa. Thân dưới gốc cây to rồi từ từ hẹp lại về phía trên ngọn với những tàu lá rộng giống những chiếc lược không lồ phất phơ trước gió.
Trong kí ức tuổi thơ có ai còn nhớ? Khi tàu lá cau khô héo rụng xuống, đó là lúc lũ trẻ tranh nhau ngồi lên tàu lá rồi kéo nhau đi khắp nẻo đường ngõ xóm, hết lượt này ngồi lại tới lượt khác. Mọi người tranh giành nhau để được ngồi lên “con thuyền hạng sang”.
Khi cây cau trưởng thành sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa cau có màu trắng, tỏa ra hương thơm không gay mũi như hoa sữa, hoa nhài,… Hoa cau mang một mùi thơm dịu nhẹ rất riêng mà chỉ khi làn gió nhẹ thổi qua ta mới có thể cảm nhận được. Quả cau hình tròn hoặc hơi dài được kết thành buồng, khi lớn mang một màu xanh đậm, cùi vàng, nhân quả màu nâu. Lúc này, quả cau đã có thể phối cùng vôi, lá trâu thở thành “đầu câu chuyện” để bắt mối lương duyên hay những khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, ma chay...
Cau được các bà, các mẹ cắt đầu, dùng dao bóc đi lớp vỏ xanh nhưng không được bóc đứt mà lớp vỏ vẫn được giữ nguyên trên quả như những cánh hoa. Sau đó đem bổ làm 4 hoặc 6 miếng đặt lên lá trầu đã được têm hình cánh phượng, bên cạnh là hũ vôi để thêm vào khi ăn tạo ra hương vị cay thơm của lá trầu không, vị chát của vỏ, vị ngọt bùi của cau, vị nồng nàn của vôi... tất cả hòa quyện với nhau trong một màu đỏ sẫm.
Ngày nay, đất nước phát triển, phong tục tập quán thay đổi, người ăn trầu ngày càng ít đi nhưng không vì thế mà quả cau mất đi giá trị của mình. Trong mỗi dịp lễ cưới, lễ hỏi,… vẫn không thể thiếu sự hiện diện của những buồng cau mang những ý nghĩa tốt đẹp.
4. Bài văn mẫu số 4
Cây cau được biết đến là loại cây nó thuộc họ cọ. Cau cũng chính là loại cây lưu niên, một đời người, một đời cau vậy.
Thế rồi ngay ở trước nhà, dọc hai bên ngõ, hàng cau nhà em như cứ mọc lên thật là cao vút. Thân cau tròn có từng khoanh tròn nhỏ và thực tế lại có những cây cau cao trên mười mét. Dễ nhận thấy được nhất đó chính là tàu cau như tàu dừa, tàu cau dường như cũng đã rất ngắn và nhỏ hơn, đu đưa trước gió, lựa như đuôi con chim xanh biếc.
Hoa cau nhìn nhỏ xíu nó lại có màu trắng ngần, hương đưa thoang thoảng biết bao nhiêu. Ở xa những cơn gió cũng mang có thể đưa đến và mùa hương của thoang thoảng và thanh khiết đến bao nhiêu. Thế rồi, ta như ấn tượng nhất đó chính là quả cau kết thành buồng. Ta như thấy được với mỗi buồng có vài chục quả đến vài trăm quả. Và những quả cau hình trứng hoặc tròn hơi dài nhìn có màu xanh khi già cũng chính vàng, bên trong có một hạt. Cau kết trái mỗi năm hai vụ quả. Còn đối với câu lưu niên lại ra hoa, kết trái quanh năm. Đặc biệt hơn khi ta bổ quả cau ra, hạt có hoa văn rất đẹp như có ai vẽ kỳ công mới có được những hoa văn đó.
Và cứ mỗi lần em đi học về nhìn thấy những hàng cau chạy dài thẳng tắp em lại nhớ về hàng cau quê nội. Thân cây câu như cũng thật tròn, nhỏ hơn cây dừa nhưng đổi lại cây cau được xếp vào hàng những loài cây cao nhất. Thế rồi ta như cũng thấy được chính thân cây chẳng có cành thay vào đó là những khía tròn quanh thân để người có thể trèo lên hái trái. Cây cau cũng lại có được những tàu lá cau xanh tốt xòe ra bốn phía như chiếc dù che mưa nắng cho thân.
Em rất thích những hàng cau này như giúp cho con ngõ nhà em như được điểm tô đẹp hơn với hai hàng cau xanh ngút ngàn thìn thật đẹp đẽ biết bao nhiêu.
------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------