Sự biến đổi các đại lượng của bảng tuần hoàn môn Hóa học 10 năm 2021

1. LÍ THUYẾT

1.1. Tính kim loại, tính phi kim của đơn chất

- Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm  A  biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

- Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.

- Trong một nhóm  A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.

1.2. Bán kính

- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần

-Trong một nhóm A , theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần

- Bán kính của M >> Mn+  và X < Xa-

- Bán kính phụ thuộc lần lượt vào 3 yếu tố: số lớp e >> điện tích hạt nhân >> số electron lớp ngoài.

1.3. Độ âm điện

- Đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.

- Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng dần.

- Trong một phân nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân độ âm điện giảm dần.

1.4. Tính axit, tính bazơ của hợp chất

- Tính axit - bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

-Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
-Trong một nhóm  A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.

2. LUYỆN TẬP

Câu 1. Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì

A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.

C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.

D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

Câu 2. Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

A. M < X < R < Y.    

B. M < X < Y < R.    

C. Y < M < X < R.    

D. R < M < X < Y.

Câu 3. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là

A. F, Na, O, Li.          

B. F, Li, O, Na.          

C. F, O, Li, Na.          

D. Li, Na, O, F.

Câu 4. Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:

A. N, P, O, F.             

B. P, N, F, O.             

C. N, P, F, O.             

D. P, N, O, F.

Câu 5. Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

A. N, Si, Mg, K.        

B. K, Mg, Si, N.         

C. K, Mg, N, Si.        

D. Mg, K, Si, N.

Câu 6. Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.        

B. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.

C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.          

D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.

Câu 7. Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là:

A. Y, Z, X.                  

B. Z, X, Y.                  

C. X, Y, Z.                  

D. Z, Y, X.

 

Trên đây là trích dẫn nội dung Sự biến đổi các đại lượng của bảng tuần hoàn môn Hóa học 10 năm 2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?