Chuyên đề về vị trí trong bảng tuần hoàn và cấu hình môn Hóa học 10 năm 2021

1. LÍ THUYẾT

1.1. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HÒAN

a. Xác định chu kỳ ta dựa vào cấu hình electron.

Nguyên tử có n lớp electron → nguyên tố ở chu kỳ thứ n

b. Xác định vị trí phân nhóm ta dựa vào dãy năng lượng.

Dãy năng lượng có electron cuối cùng sắp xếp trên orbitan s hoặc orbitan p →  nguyên tố ở phân nhóm chính.

Dãy năng lượng có dạng

ns1 → phân nhóm chính nhóm I hay phân nhóm IA.

ns2 → phân nhóm chính nhóm II hay phân nhóm IIA.

ns2np1 → phân nhóm chính nhóm III hay phân nhóm IIIA.

ns2np2 → phân nhóm chính nhóm IVhay phân nhóm IVA.

ns2np3 → phân nhóm chính nhóm V hay phân nhóm VA.

ns2np4→  phân nhóm chính nhóm VI hay phân nhóm VIA.

ns2np5→  phân nhóm chính nhóm VII hay phân nhóm VIIA.

ns2np6→  phân nhóm chính nhóm VIII hay phân nhóm VIIIA.

Dãy năng lượng có electron cuối cùng sắp xếp trên orbitan d→  nguyên tố ở phân nhóm phụ.

Dãy năng lượng có dạng:

ns1 (n-1)d10→  phân nhóm phụ nhóm I hay phân nhóm IB.

ns2 (n-1)d10→  phân nhóm phụ nhóm II hay phân nhóm IIB.

ns2 (n-1)d1→  phân nhóm phụ nhóm III hay phân nhóm IIIB.

ns2 (n-1)d2→  phân nhóm phụ nhóm IV hay phân nhóm IVB.

ns2 (n-1)d3→  phân nhóm phụ nhóm V hay phân nhóm VB.

ns1 (n-1)d5→  phân nhóm phụ nhóm VI hay phân nhóm VIB.

ns2 (n-1)dvà ns2 (n-1)d→  phân nhóm phụ nhóm VII hay phân nhóm VIIB.

ns2 (n-1)d7 và ns2 (n-1)d8→  phân nhóm phụ nhóm VIII hay phân nhóm VIIIB.

1.2. XÁC ĐỊNH TÍNH KIM LOẠI, PHI KIM VÀ KHÍ HIẾM

(Ta dựa vào cấu hình electron)

Cấu hình electron ở lớp ngòai cùng có:

1,2,3 electrton → nguyên tố là kim lọai.

5,6, 7 electrton → nguyên tố là phi kim.

8 electrton → nguyên tố là khí hiếm.

4 electron và Nếu nguyên tố ở chu kỳ nhỏ (CK1,2,3) → là phi kim.

4 electron và Nếu nguyên tố ở chu kỳ lớn (CK4,5,6,7) → là kim lọai.

2. LUYỆN TẬP

Câu 1. Anion X-  và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ

4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

C. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

D. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

Câu 2. Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc

A. chu kì 4, nhóm IIA.                      

B. chu kì 4, nhóm VIIIB.

C. chu kì 4, nhóm VIIIA.                  

D. chu kì 3, nhóm VIB.

Câu 3. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là

A. X2Y3.                     

B. X2Y5.                     

C. X3Y2.                     

D. X5Y2.

Câu 4. Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.

B. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.

C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.

D. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.

Câu 5. X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?

A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.

B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.

C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.

D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.

Câu 6. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là

A. Zn.                         

B. Cu.                         

C. Mg.                        

D. Fe.

Câu 7. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. chu kỳ 3, nhóm VA.         

B. chu kỳ 3, nhóm VIIA.

C. chu kỳ 2, nhóm VIIA.      

D. chu kỳ 2, nhóm VA.

Câu 8. Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:

A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).

B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).

C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.

D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.

Câu 9. Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch

A. AgNO3.                 

B. NaOH.                   

C. NaHS.                   

D. Pb(NO3)2.

Câu 10. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

A. Mg.                        

B. Ca.                         

C. Cu.                        

D. K.

Câu 11. Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch Fe(NO3)3.        

C. Dung dịch HNO3

D. Dung dịch HCl.

Câu 12. Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là

A. Al.                         

B. Fe.                         

C. CuO.                     

D. Cu.

Câu 13. Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là

A. giấy quỳ tím.                     

B. Zn.                         

C. Al.                         

D. BaCO3.

Câu 14: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?

A. Mg, K, Na.            

B. Fe, Al2O3, Mg.      

C. Mg, Al2O3, Al.      

D. Zn, Al2O3, Al.

Câu 15. Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

A. dung dịch NaOH. 

B. nước brom.            

C. CaO.          

D. dung dịch Ba(OH)2.

Câu 16. Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NH4NO3  với dung dịch (NH4)2SO4  là

A. đồng(II) oxit và dung dịch HCl.              

B. kim loại Cu và dung dịch HCl.

C. dung dịch NaOH và dung dịch HCl.       

D. đồng(II) oxit và dung dịch NaOH.

Câu 17. Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là

A. BaCO3.                  

B. BaCl2.                     

C. (NH4)2CO3.            

D. NH4Cl.

Câu 18. Để nhận ra ion NO3  trong dung dịch Ba(NO3)2, người ta đun nóng nhẹ dung dịch đó với

A. kim loại Cu.                                               

B. dung dịch H2SO4 loãng.

C. kim loại Cu và dung dịch Na2SO4.                       

D. kim loại Cu và dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 19. Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng:

- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí;

- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau. Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là:

A. ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3.        

B. ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3.

C. AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2.        

D. AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2.

Câu 20.Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?

A. Dung dịch HCl.    

B. Dung dịch Pb(NO3)2.        

C. Dung dịch NaCl.   

D. Dung dịch K2SO4.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Chuyên đề về vị trí trong bảng tuần hoàn và cấu hình môn Hóa học 10 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?