1. Bố cục văn bản Hoàng Lê nhất thống chí
- Văn bản được bố cục gồm ba phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “năm Mậu Thân”: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc.
- Phần 2: Tiếp đến “rồi kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Phần 3: Còn lại: Sự đại bại của quân Thanh và tình cảnh thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
2. Hướng dẫn soạn văn Hoàng Lê nhất thống chí
Câu 1: Tìm đại ý và bố cục của đoạn trích?
Tham khảo câu trả lời ở mục 1. Bố cục văn bản
Câu 2: Qua đoạn trích tác phẩm em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh anh hùng dân tộc này?
- Hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động, trí tuệ, tài điều khiển binh tướng, mưu lược… của một vị anh hùng dân tộc.
- Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ca ngợi như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh.
Câu 3: Sự thảm bại của quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?
- Đoạn trích cũng miêu tả rõ sự thảm bại của bọn quân tướng nhà Thanh, tiêu biểu là Tôn Sĩ Nghị - một tên tướng bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch.
- Số phận của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống: đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh “chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân qua sông, mấy ngày không ăn”.
⇒ Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, nhưng tác giả gửi gắm ở đó nột chút cảm xúc ngậm ngùi của người bề tôi cũ.
Câu 4: Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó.
- Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích: không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian, còn cụ thể miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân: xộc xệch, nhát gan với xông xáo, dũng mãnh, có tổ chức.
- Có sự khác biệt đó là vì: mặc dù mang tính khách quan trong phản ánh, song không thể chối bỏ được thái độ, chủ quan khi nhìn nhận, quan sát.
Trên đây là bài soạn văn Hoàng Lê nhất thống chí tóm tắt. Để tham khảo thêm hệ thống kiến thức có liên quan đến văn bản này, mời các em cùng tham khảo tại đây: Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái.
------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----