1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1 “Từng nghe … người hiền vậy”: Quy luật xử thế của người hiền.
- Phần 2 “Trước đây thời thế…của trẫm hay sao?”: Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước.
- Phần 3 “Chiếu này ban xuống … mọi người đều biết”: Con đường cầu hiền của vua Quang Trung.
2. Hướng dẫn soạn văn Chiếu cầu hiền
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bài chiếu gồm mấy phần và nội dung của mỗi phần. Từ đó, khái quát nội dung chính của văn bản “Chiếu cầu hiền”.
- Tham khảo câu trả lời ở mục 1 (Bố cục văn bản)
Câu 2: Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.
- Đối tượng của bài chiếu: sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới.
- Các luận điểm được đưa ra để thuyết phục là: nêu ra thiên tính của người hiền tài, tác giả nêu lên vai trò của người hiền tài đối với đất nước, đưa ra đường lối cầu hiền hết sức thành tâm, khiêm nhường nhưng hết sức quyết tâm cầu hiền.
- Tác giả đã dùng những luận điểm và lí lẽ phù hợp với đối tượng của bài chiếu.
- Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
Câu 3: Qua bài chiếu, anh (chị) hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung.
- Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li, loạn lạc của nước nhà.
Trên đây là bài soạn văn Chiếu cầu hiền tóm tắt do Chúng tôi biên soạn và tổng hợp dựa trên hệ thống các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: Bài soạn Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----