Sang thu - Hữu Thỉnh

Bài học sẽ giúp các em hiểu và cảm nhận tinh tế của tác giả Hữu Thỉnh về sự biến đổi của thiên nhiên, đất trời từ cuối hạ sang thu. Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Hữu Thỉnh

  • Tên thật: Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942
  • Quê: Tam Dương – Vĩnh Phúc
  • Cuộc đời:
    • Năm 1963 nhập ngũ, trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
    • Ông tham gia hội nhà văn Việt Nam khóa III, IV, V.
    • Năm 2000 ông là tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.
  • Sáng tác: “Những đồng chí trung kiên”, “Huế mùa xuân”.

b. Tác phẩm Sang thu

  • Hoàn cảnh sáng tác: được sáng tác vào gần cuối năm 1977.
  • Bố cục: 3 phần

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Đoạn 1: Cảm nhận không gian làng quê sang thu

  • Cảm nhận về khứu giác và xúc giác
    • Hương ổi + cái se lạnh của gió” -> lan tỏa trong không gian vườn quê thôn xóm, bằng mùi hương quen thuộc, bình dị.
    • Phả” : tỏa vào, trộn lẫn hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió.
  • Cảm nhận bằng thị giác
    • Bỗng”: sự ngạc nhiên, đột ngột, bất ngờ khi nhận ra dấu hiệu mùa thu về.
    •  “Hình như”: Cảm giác mơ hồ mong manh chưa rõ ràng.
  • Sự giao thoa của tạo vật, cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của tác trước những biến đổi không gian của mùa thu.

b. Cảm nhận không gian đất trời sang thu

  • Sự thay đổi của tạo vật: Nghệ thuật đối: “Sương chùng chình>< Chim vội vã". Sông không ào ạt cuộn chảy như mùa hè mà lặng lẽ, phẳng lặng. Những cánh chim cũng vội vã bay về phương Nam tránh rét.
  • Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu”: Nghệ thuật nhân hóa, hình dung như một dải lụa treo trên bầu trời. Nhưng nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.
  • Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên  nhiên.

c. Cảm nhận thời tiết sang thu bằng tâm tưởng, suy tư

  • Vẫn còn”, “vơi dần”, “bớt”: Từ chỉ mức độ.  Cảnh vật thời tiết thay đổi, những dấu hiệu mùa hạ vẫn còn nhưng mức độ giảm dần, còn mùa thu thêm đậm nét hơn. ⇒ Quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm.
  • Sớm bất ngờ”, “hàng cây đứng tuổi
    • Tả thực: Sang thu sấm thư và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng cây đã lớn tuổi.
    • Nghệ thuật nhân hóa: “bất ngờ”, “đứng tuôi” trạng thái của con người.
    • Hình ảnh ẩn dụ: Con người từng trải sẽ vững vàng, bình tĩnh hơn trước.
  • Hai câu thơ cuối không chỉ tả cảnh sang thu mà chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống.
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Từ cuối hạ sang đầu mùa thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt, Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh quen thuộc giàu sức biểu cảm.
      • Bài thơ cũng nói lên cuộc sống và con người từng trải.
    • Nghệ thuật

      • Thể thơ năm chữ, gần với các nàn điệu dân ca.
      • Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát và cảm xúc.
      • Câu từ chặt chẽ, sự thay đổi tự nhiên của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu với các phép tu từ đặc sắc.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề: Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

 

Gợi ý làm bài

1. Mở bài
  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác
  • Nêu cảm nhận khái quát
  • Trích thơ
2. Thân bài

a. Đoạn 1

  • Khứu giác (hương ổi) à xúc giác (gió se) à cảm nhận thị giác (sương chùng chình) à cảm nhận lý trí (hình như thu đã về).
  • Bỗng”: sự ngạc nhiên, đột ngột, bất ngờ khi nhận ra dấu hiệu mùa thu về.
  • Hương ổi + cái se lạnh của gió” -> lan tỏa trong không gian vườn quê thôn xóm, bằng mùi hương quen thuộc, bình dị.
  • Phả” : tỏa vào, trộn lẫn hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió.
  • Hình như”: Cảm giác mơ hồ mong manh chưa rõ ràng.

⇒ Tác giả yêu thiên nhiên, yêu làng quê, gắn bó với quê hương vậy nên mới có cảm giác tinh tế như vậy.

b. Đoạn 2

  • Cảm nhận sự vật ở thời điểm giao mùa hạ sang thu:
  • Sông: dềnh dàng
  • Chim: vội vã

⇒ Sông không ào ạt cuộn chảy như mùa hè mà lặng lẽ, phẳng lặng. Những cánh chim cũng vội vã bay về phương Nam tránh rét.

  • Nghệ thuật nhân hóa: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình sang thu” cảnh vật trở nên sinh động và có hồn.

c. Đoạn 3

  • Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.
  • Vẫn còn”, “vơi dần”, “bớt”: Từ chỉ mức độ. Cảnh vật thời tiết thay đổi, những dấu hiệu mùa hạ vẫn còn nhưng mức độ giảm dần, còn mùa thu thêm đậm nét hơn. ⇒ Quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm.
  • Sớm bất ngờ”, “hàng cây đứng tuổi
  • Hai dòng thơ cuối cần hiểu với hai tầng nghĩa.
  • Hình ảnh tả thực “mưa, nắng, sấm” nhưng gợi cho ta liên tưởng đến ý nghĩa về con người và cuộc sống.
3. Kết bài
  • Khẳng định giá trị và nội dung bài thơ
  • Nêu cảm xúc khái quát

3. Soạn bài Sang thu

“Sang thu” là một bài thơ tái hiện lại một cách nhẹ nhàng sự chuyển mùa tinh tế, trời đất lúc sang thu có chút gì đó bối rối, có chút gì đó ngập ngừng và hơn hết là sự ngỡ ngàng, bồi hồi của nhà thơ khi nhận ra sự thay đổi của trời đất. Mùa thu về, mùa thu mang lại cho con người ta những giai điệu dịu êm nhất. Để nắm được những nội dung kiến thức cần đat khi học tiết văn này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Sang thu.

4. Một số bài văn mẫu về Sang thu

Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Những vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Điều này thể hiện rõ qua bài "Sang thu" được ông sáng tác cuối năm 1977. Bài thơ diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng trước cảnh đất trời đang chuyển biến giao mùa từ hạ sang thu. Để nắm được nội dung bài học cũng như viết được bài văn viết liên quan đến tác phẩm này đạt kết quả cao, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
[vanmau]
 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?