Nói với con - Y Phương

Qua bài học giúp các em cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng như niềm tự hào với công sức bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc qua lời nói với con của một người cha

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Y Phương

  • Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948.
  • Quê ở huyện Trùng Khánh, tình Cao Bằng (dân tộc Tày).
  • Cuộc đời
    • Năm 1968 ông xin gia nhập ngũ và phục vụ trong quân đội đến năm 1981, ông chuyển công tác về Sở Văn hóa - thông tin Cao Bằng.
    • Năn 1993 ông được bầu là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. 
    • Thơ của ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi.

b. Tác phẩm Nói với con

  • Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

c. Bố cục

Bài thơ được chia làm 2 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: Người cha nói với con cội nguồn sinh dưỡng: Con lớn lên trong tình yêu thương,sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
  • Phần 2: Còn lại: Đức tính tốt đẹp của người đồng mình: Người cha bộc lộ lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Tình yêu thương của cha mẹ

Chân phải bước tới cha.

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

  • Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt của người miền núi.
  • Tả đứa con ngây thơ lẫm chẫm tập đi, tập nói trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.

⇒ Không khí gia đình tuy nhỏ bé nhưng thật ấm áp, êm đềm, hạnh phúc.

  • Người đồng mình: cách nói riêng độc đáo mang tính địa phương của người dân tộc Tày.
  • Hình ảnh

Đàn lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát.

  • Đây là hình ảnh đẹp. Động từ ken, cài, ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình cảm gắn bó quấn quýt trong lao đọng, làm ăn của đồng bào quê hương.
  • Hình ảnh: 

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Diễn tả rừng núi quê hương đẹp, thơ mộng, trữ tình đã che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.

⇒ Đoạn thơ khẳng định con lớn lên trong sự nuôi dưỡng của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương bản làng.

b. Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của cha

  • Hình ảnh

Sống trên đá, không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói,

Sống như sông như suối, 

Lên thác xuống ghềnh.

  • Người đồng mình sống nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt với chí cao, luôn tự hào và gắn bó với quê hương.

Người đồng mình thô sơ da thịt.

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con.

  • Người đồng mình sống mạnh mẽ, giàu chí khí, giàu niềm tim. Tuy thô sơ da thịt, ăn mặc giản dị áo chàm, khăn phiêu nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực và khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình chống bão, lũ lụt,... Họ sáng tạo và lưu truueenf phong tục, tập quán tốt đẹp riêng của mình.

⇒ Người cha mong muốn con biết tựu hào với truyền thống quê hương dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời.

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng. Ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
    • Nghệ thuật

      • Từ ngữ giàu hình ảnh, sức gợi cảm.
      • Cách nói phù hợp với người miền núi.
      • Thể thơ tự do, thể hiện cách nói của người miền núi phóng khoáng, cụ thể, giàu sức khái quát, vừa mộc mạc nhưng giàu chất thơ.
      • Các phép tu từ so sánh, điệp ngữ.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề: Phân tích "Nói với con" của Y Phương.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu những nét chính về tác gải Y Phương.
  • Bài thơ ''Nói với con'' thể hiện tình yêu thương và ước nguyện tha thiết của các bậc cha mẹ, mong các con nối tiếp xứng đáng và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

2. Thân bài

  • Con lớn lên trong tình yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống cần lao của quê hương:
    • Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn, thể hiện qua hình ảnh giản dị và cách diễn đạt mộc mạc:

''Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười"

→ Đây là hình ảnh của một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

  • Thiên nhiên đẹp đẽ, cuộc sống cần lao của con người quê hương góp phần tạo nên đời sống tinh thàn phong phú cho con, nuôi dưỡng con nên vóc hình:

''Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát''

  • Ước nguyện tha thiết của người cha đối với con:
    • Mong con chung thủy với quê hương, chấp nhận và vượt qua mọi gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin vững chắc:

''Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 

Sống trong thung không chê thung nghèo đói 

Sống như sông như suối 

Lên thác xuống ghềnh 

Không lo cực nhọc''.

  • Mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

''Người đồng mình thô sơ da thịt 

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương''

3. Kết bài

  • Bài thơ thể hiện được điều tâm huyết nhất mà người cha muốn nói với con.Đó chính là lòng tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và niềm tin vững chắc khi bước vào đời.
  • Qua bài thơ''nói với con'', người đọc rung động trước tình cảm cha con thắm thiết và tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.

3. Soạn bài Nói với con

Y Phương là nhà thơ mang một tiếng nói riêng, rất đặc trưng cho dân tộc Tày. Thơ ông là tiếng lòng chân thật, gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy tình yêu thương. Bài thơ “Nói với con” tiêu biểu cho phong cách sáng tác ấy của ông. Bài thơ đi vào lòng người đọc một thứ tình cảm gần gũi nhưng thiêng liêng và cao quý: tình cha con. Đó là tâm sự của một người cha dành cho con, là những điều mà cha muốn thổ lộ cho con nghe, con hiểu. Để cảm nhận cũng như hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Nói với con.

4. Một số bài văn mẫu về Nói với con

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trùng Khánh – Cao Bằng, thấm nhuần những tinh hoa, cái đẹp của dân tộc Tày, Y Phương (1948) là một nhà thơ tiêu biểu cho các dân tộc miền núi. ”Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau ,phong phú và đa dạng ,nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức. Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới , một phong cách mới“ (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam). Để nắm vững nội dung bài học và hoàn thành bài văn viết đạt kết quả cao, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?