Quan Âm Thị Kính

Qua bài giảng Quan Âm Thị Kính giúp học sinh hiểu được một số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thống. Nắm được tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính, và một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích Nỗi oan hại Chồng. Qua đó ta biết cảm thông với số phận của Thị Kính - người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Khái niệm sân khấu chèo

  • Sân khấu chèo là loại kịch hát, múa dân gian kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu.

b. Nguồn gốc

  • Chèo bắt nguồn và phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.

c. Các đặc trưng cơ bản

  • Chèo thuộc loại sân khấu:
    • Kể chuyện khuyến giáo đạo đức.
    • Tổng hợp các yếu tố nghệ thuật.
    • Ước lệc và cách điệu cao.
    • Có sự kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hài.

d. Tác phẩm

  • Văn bản Quan Âm Thị Kính là phần lời (kịch bản) của một vở chèo - một loại hình văn nghệ dân gian kết hợp nhiều hình thức như hát, múa, diễn tích, kể chuyện,... được trình bày trên sân khấu (còn gọi là chiếu chèo).

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Trước khi bị mắc oan

  • Thị Kính ngồi quạt cho chồng.
  • Thị kính yêu thương chồng bằng một tình cảm đằm thắm.
  • Thị Kính cầm dao xén râu cho chồng.
  • Tỉ mỉ, chật thật trong tình yêu.
  • Thị Kính là người phụ nữ yêu thương chồng chân thật và mong muốn có hạnh phúc lứa đôi tốt đẹp.

b. Trong khi bị oan

  • Sùng bà
    • Thị Kính bị khép vào tội giết chồng.
    • Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?
    • Tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ.
    • Trứng rồng lại nở ra rồng.
    • Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
    • Mày là con nhà cua ốc.
    • Con gái nỏ mồn thì về với cha.
    • Gọi Mẵng tộc, phó về cho rảnh.

→ Sùng bà tự nghĩ ra tội để gán cho Thị Kính.

  • Dìu đầu Thị Kính ngã xuống.
  • Khi Thị Kính chạy theo van xin, Sùng bà dúi tay ngã khụy xuống.

→ Xùng bà là người đàn bà độc địa, tàn nhẫn, bất nhân.

  • Thị Kính
  • Lạy cha , lạy mẹ! Con xin trình cha mẹ...Giờ ơi! mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!. Oan thiếp lắm chàng ơi.
  • Vật vã khóc, ngữ mặt rũ rợi, chạy theo van xin
  • Nói lời hiền dịu, cử chỉ yếu đuối nhẫn nhục.
  • Thị Kính đơn độc giữa mọi sự vô tình, cực kì đau khổ và bất lực.
  • Thị Kính phải chịu nhẫn nhục, oan ức nhưng vẫn thể hiện là người chân thực hiền lành, biết giữ phép tắc gia đình.
  • Nhân vật nữ chính, bản chất đức hạnh, nết na, gặp nhiều oan trái.

c. Sau khi bị oan

  • Quay vào nhà nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt áo trong tay.
  • Thương ôi! bấy lâu ...thế tình run rủi.

→ Nỗi đau nuối tiếc, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ.

  • Đi tu để cầu phật tổ chứng minh cho sự trong sạch của mình.

→ Phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong xã hội cũ và lên án thực trạng xã hội vô nhân đạo đối với những người lương thiện.

  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Tác phẩm mang tính khuyến giáo.

      • Nghệ thuật xung đột gay gắt.

    • Nội dung

      • Sự đối lập giàu - nghèo trong xã hội cũ thông qua xung đột gia đình, hôn nhân và thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông thôn: hiền lành, chân thật, biết giữ lễ nghi và cam chịu oan nghiệt.

      • Thành ngữ Oan Thị Kính dùng để nói về những nỗi oan ức quá chịu đựng, không thể giãi bày được.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề bài: Phân tích nhân vật quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Quan Âm Thị Kính là vở chèo cổ nổi tiếng của sân khấu dân gian Việt Nam, kể về cuộc đời đầy oan trái của người phụ nữ tên là Thị Kính: Lúc làm vợ để chồng ngờ thất tiết, lúc giả trai cho gái đổ oan tình. Trải qua nhiều đau khổ, cuối cùng sau khi chết Thị Kính đã được giải oan và hóa thành Phật Bà Quan Âm.

  • Nỗi oan hại chồng là tình tiết cốt lõi của phần đầu vở chèo, là bi kịch thứ nhất trong cuộc đời Thị Kính.

  • Thị Kính là nàng dâu ngoan hiền, nết na nhưng bị mẹ chồng buộc tội giết chồng. Nàng bị hàm oan, hạnh phúc gia đình tan vỡ.

2. Thân bài

  • Xung đột giữa các nhân vật

    • Mâu thuẫn giữa Sùng bà và Thị Kính:

      • Vượt qua khỏi khuôn khổ mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu để trở thành mâu thuẫn gay gắt giữa kẻ thống trị và người bị trị.

      • Khi nghe con trai hô hoán, không cần tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao, Sùng bà sấn tới dúi đầu Thị Kính (con dâu) xuống đánh rồi bắt ngửa mặt lên nghe chửi, không cho phân bua gì cả.

      • Mọi lời nói, hành động nhục mạ, xỉ vả, vu không con dâu của Sùng bà đều chứng tỏ mụ ta là kẻ cậy giàu, cậy sang, bất nhân, bất nghĩa.

      • Thị Kính một mực kêu oan nhưng càng kêu nàng càng bị mẹ chồng đánh chửi thậm tệ hơn.

      • Dù có đủ tài, sắc, đức hạnh nhưng Thị Kính vẫn không được gia đình chồng chấp nhận và coi trọng vì nàng xuất thân con nhà nghèo khó.

      • Mâu thuần giữa nàng với nhà chồng đã mang màu sắc giai cấp và xã hội, không thế dung hòa.
    • Mâu thuẫn giữa vợ chồng Thị Kính:
      • Thi Kính thật lòng yêu thương chồng, quan tâm săn sóc chồng. Mở dầu vở chèo là cảnh sinh hoạt đầm ấm: vợ may vá thêu thùa, chồng đọc sách. Cử chỉ của Thị Kính âu yếu, dịu dàng (quạt cho chồng ngủ; băn khoăn lo lắng khi nhìn thấy sợi râu mọc ngược dưới cằm chồng, lấy dao định cắt bỏ...).
      • Khi bị chồng hiểu lầm, gán cho tội tày trời, Thị Kính chỉ biết khóc lóc, bày tỏ sự đau khổ vì bị hàm oan, mong chồng và cha mẹ chồng hiểu rõ sự tình.
      • Năm lần nàng kêu oan, càng về sau càng thông thiết.
      • Thiện Sĩ là điển hình của gã đàn ông đa nghi và nhu nhược đến mức hèn nhát, đang tâm bỏ mặc người vợ tội nghiệp cho mẹ giày vò, hành hạ.
      • Trong đoạn này, Thiện Sĩ chỉ là một nhân vật thừa trên sân khấu, là con rối trong tay người mẹ độc ác.
      • Gã dửng dưng đến lạnh lùng khi Thị Kính bị Sùng Bà đuổi ra khỏi cửa. Tóm lại, Thiện Sĩ là kẻ vô tình và bất nghĩa.

3. Kết bài

  • Đoạn trích nói trên phản ánh số phận đáng thương đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nghèo trong chế độ phong kiến xưa kia.

  • Nhân vật Thi Kính chiếm được xảm tình sâu sắc của khán giả trong suốt một thời gian rất dài. Điều đó chứng tỏ sức sống lâu bền của vở chèo Quan Âm Thị Kính.

3. Soạn bài Quan Âm Thị Kính

Quan Âm Thị Kính là vở chèo cổ nổi tiếng của sân khấu dân gian Việt Nam, kể về cuộc đời đầy oan trái của người phụ nữ tên là Thị Kính. Trải qua nhiều đau khổ, cuối cùng sau khi chết Thị Kính đã được giải oan và hóa thành Phật Bà Quan Âm. Để nắm đựơc những nội dung cần đạt khi học văn bản này, các em có thể tham khảo bài soạn sau đây: Bài soạn Quan Âm Thị Kính.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Quan Âm Thị Kính

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?