QUÃNG ĐƯỜNG VẬT ĐI ĐƯỢC TRONG GIÂY THỨ n, TRONG n GIÂY CUỐI TRONG CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Quãng đường vật đi được trong n giây cuối.
+ Quãng đường vật đi trong t giây:
S1 = ½ gt2
+ Quãng đường vật đi trong ( t – n ) giây:
S2 = ½ g(t-n)2
+ Quãng đường vật đi trong n giây cuối:
ΔS = S1 – S2
- Quãng đường vật đi được trong giây thứ n.
+ Quãng đường vật đi trong n giây:
S1 = ½ gn2
+ Quãng đường vật đi trong (n – 1) giây:
S2 = ½ g(n-1)2
+ Quãng đường vật đi được trong giây thứ n:
ΔS = S1 – S2
2. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Một vật rơi tự do tại một địa điểm có g = 10 m/s2 . Tính:
a. Quãng đường vật rơi được trong 5s đầu tiên.
b. Quãng đường vật rơi trong giây thứ 4 và giây thứ 5.
Giải
a. Quãng đường vật rơi trong 5s đầu:
S5 = ½ gt52 = 125m
b. Quãng đường vật rơi trong 4s đầu:
S4 = ½ gt42 =45m
Quãng đường vật rơi trong giây thứ 5:
S = S5 – S4 = 80m
Ví dụ 2: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2 . Thời gian vật rơi là 6 giây.
a. Tính độ cao h, tốc độ của vật khi vật chạm đất.
b. Tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm đất.
Giải
a. Độ cao lúc thả vật:
s = ½ gt2 = 180m
Tốc độ của vật khi chạm đất:
v = g.t = 60 m/s
b. Quãng đường vật rơi trong 5s đầu:
S1= ½. gt12 = 125m
Quãng đường vật rơi trong 1s cuối cùng:
ΔS = S – S1 = 55 m
3. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Một vật rơi tự do từ độ cao 50 m, g = 10 m/s2. Tính:
a. Thời gian vật rơi 1 m đầu tiên.
b. Thời gian vật rơi được 1 m cuối cùng.
Đ/S:
a. Thời gian vật rơi 1 m đầu tiên: t1 = 0,45s
b. Thời gian vật rơi 1 m cuối cùng: t’ = 0,03s
Bài 2: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Biết rằng trong 2s cuối cùng vật rơi được quãng đường bằng quãng đường đi trong 5s đầu tiên, g = 10 m/s2.
a. Tìm độ cao lúc thả vật và thời gian vật rơi.
b. Tìm vận tốc cuả vật lúc vừa chạm đất.
Đ/S:
a. t = 7,25s; h = 252,81 m
b. Vận tốc lúc vừa chạm đất: v = g.t = 72,5 m/s
Bài 3: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu tại nơi có gia tốc trọng trường g. Trong giây thứ 3, quãng đường rơi được là 24,5 m và tốc độ của vật khi vừa chạm đất là 39,2 m/s. Tính g và độ cao nơi thả vật.
Đ/S: g = 9,8 m/s2; h = 78,4 m
...
------( Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Phương pháp xác định quãng đường vật đi được trong giây thứ n, trong n giây cuối môn Vật Lý 10 năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !