PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ LỰC ĐÀN HỒI – ĐỘ LỚN LỰC ĐÀN HỒI
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
a. Lực đàn hồi
Lực của vật có tính đàn hồi xuất hiện khi bị biến dạng tác dụng lên vật khác (vật mà nó tiếp xúc) được gọi là lực đàn hồi.
b. Độ biến dạng đàn hồi
Một lò xo một đầu được móc vào một cái giá:
+ Chiều dài ban đầu của nó là l0.
+ Sau khi treo vào đầu kia một quả nặng, chiều dài của nó là l.
Thì độ biến dạng của lò xo khi đó:
\(\Delta l=l-{{l}_{0}}\)
c. Độ lớn lực đàn hồi
Dựa vào yếu tố của hai lực cân bằng ta xác định được độ lớn của lực đàn hồi đúng bằng độ lớn của lực cân bằng với nó.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Lò xo không bị biến dạng khi
A. dùng tay kéo dãn lò xo
B. dùng tay ép chặt lò xo
C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo
D. dùng tay nâng lò xo lên
Hướng dẫn giải:
- Khi dùng tay kéo dãn lò xo thì lò xo bị biến dạng dãn.
- Khi dùng tay ép chặt lò xo thì lò xo bị biến dạng nén.
- Khi kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo thì có biến dạng dãn hoặc nén.
- Khi nâng lò xo lên thì lò xo không biến dạng
⇒ Đáp án D
Bài 2: Treo đầu trên của lò xo vào một điểm cố định. Khi đầu dưới của lò xo để tự do, lò xo có chiều dài 10 cm. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân 100g thì lò xo có chiều dài 14 cm. Hỏi khi tác dụng vào đầu dưới lò xo một lực kéo 2N hướng dọc theo chiều dài lò xo thì lò xo bị kéo dãn có chiều dài bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Khi treo thêm vật 100g thì lò xo dãn thêm 4cm tương đương với tác dụng lực 1N thì lò xo dãn 4cm.
- Vì độ lớn lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng nên ta có:
\(\begin{array}{*{35}{l}} \frac{{{F}_{2}}}{{{F}_{1}}}=\frac{\Delta {{l}_{2}}}{\Delta {{l}_{1}}}\Leftrightarrow \frac{2}{1}=\frac{\Delta {{l}_{2}}}{4} \\ \Rightarrow \Delta {{l}_{2}}=8cm \\ \end{array}\)
- Chiều dài lò xo lúc này là:
\(l={{l}_{0}}+\Delta {{l}_{2}}=10+8=18cm\)
Bài 3: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Khi treo vật khối lượng 100g lò xo dài 11 cm, khi treo vật 200g lò xo dài 11,5 cm. Vậy cứ treo 100g thì độ dài thêm của lò xo là 11,5 – 11 = 0,5 cm.
- So với khi treo vật 100g thì vật 500g hơn 400g nên độ dãn thêm của vật 500g hơn vật 100g là 2 cm.
- Chiều dài khi treo vật 500g là: 11 + 2 = 13 cm.
Bài 4: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Chiều dài tự nhiên là chiều dài lò xo khi chưa bị biến dạng.
- Khi treo vật nặng vào lò xo, lò xo dãn ra thêm 2 cm, lúc này lò xo dài 98 cm nên chiều dài khi chưa biến dạng (chiều dài tự nhiên) là:
Áp dụng công thức:
\(\begin{array}{*{35}{l}} \Delta l=l-{{l}_{0}} \\ \Rightarrow {{l}_{0}}=l-\Delta l=98-2=96cm \\ \end{array}\)
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biến dạng của vật nào dưới dây là biến dạng đàn hồi?
A. Cục đất sét
B. Sợi dây đồng
C. Sợi dây cao su
D. Quả ổi chín.
Câu 2: Điền vào chỗ trống trong các câu sau: Cánh cung là một vật có tính chất đàn hồi. Khi nó bị ..., nó sẽ tác dụng vào hai đầu dây cung hai lực đàn hồi. Hai lực này cùng tác dụng vào dây cung, chúng có cùng phương, ngược chiều và là hai lực cân bằng.
A. Trọng lượng
B. Lực cân bằng
C. Biến dạng
D. Vật có tính chất đàn hồi
Câu 3: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Trọng lực của một quả nặng
B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt
C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.
Câu 4: Nếu treo quả cân 1kg vào một cái “cân lò xo”của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lò xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?
A. 7,6cm B. 5cm C. 3,6cm D. 2,5cm
Câu 5: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 10g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bao nhieu?
A. 12cm B. 12,5cm C. 13cm D. 13,5cm
Câu 6: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi:
A. Một cục đất sét
B. Một hòn đá
C. Một đoạn dây đồng nhỏ
D. Một quả bóng cao su
Câu 7: Điền vào chỗ trống trong câu sau:
Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của ... của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng.
A. Lực đàn hồi
B. Lực cân bằng
C. Khối lượng
D. Trọng lượng
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Quả nặng đứng yên. Nó chịu tác dụng đổng thời của hai lực là lực đàn hổi và………………………..
A. Trọng lực
B. Lực đàn hồi
C. Dãn ra
D. Cân bằng lẫn nhau
Câu 9: Nếu treo một quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng
A. Chỉ của trọng lực có độ lớn 1N
B. Chỉ của lực đàn hồi có độ lớn là 10N
C. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 1N
D. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 10N.
Câu 10: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Trọng lực của một quả nặng.
B. Lực hút của nam châm lên tấm sắt.
C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
D. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng.
Câu 11: Vật nào dưới đây không có tính chất đàn hồi:
A. Một quả bóng cao su
B. Một quả bóng bàn
C. Một hòn đá
D. Một chiếc lưỡi cưa
ĐÁP ÁN
1 | C | 3 | C | 5 | C | 7 | D | 9 | C | 11 | C |
2 | C | 4 | C | 6 | D | 8 | A | 10 | C |
|
|
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Lực đàn hồi – Độ lớn lực đàn hồi môn Vật Lý 6 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!