Phương pháp và bài tập tổng hợp về Áp lực - Áp suất môn Vật Lý 8 năm 2021

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ ÁP LỰC VÀ ÁP SUẤT

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

a. Áp lực

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Ví dụ: Trong hình 7.3a SGK thì trọng lượng của máy kéo là áp lực, trong hình 7.3b SGK thì lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh và lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ đều là áp lực.

b. Áp suất

Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Áp suất được tính bằng công thức p=F/S

Chú ý:

Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố là độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.

c. Đơn vị của áp suất

Paxcan (Pa) (1 Pa = 1 N/m2).

Lưu ý:

- Đơn vị áp suất trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là paxcan: 1Pa=1N/m2. Vì Pa quá nhỏ nên trong thực tế, người ta dùng đơn vị lớn hơn là bar: 1bar=105Pa

- Ngoài ra, người ta cũng dùng atmotphe làm đơn vị áp suất. Atmotphe là áp suất gây bởi một cột thủy ngân cao 76cm: 1atm=103360Pa

Để đo áp suất, người ta có thể dùng áp kế.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào. Tại sao vậy?

Hướng dẫn giải:

- Vì mũi đinh nhọn nên diện tích tiếp xúc của mũi đinh nhỏ hơn rất nhiều so với mũ đinh.

- Do đó khi ta đóng đinh ta thường đóng mũi đinh vào tường thì áp suất từ đinh tác dụng vào tường sẽ lớn hơn.

Bài 2: Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có kích thước các chiều dài, rộng, cao lần lượt là 20cm; 10cm; 5cm. Biết viên gạch nặng 1,2kg. Đặt viên trên mặt bàn nằm ngang thì áp suất nhỏ nhất mà viên gạch tác dụng vào mặt bàn là:

A. 12N/m2     

B. 240N/m2

C. 600N/m2     

D. 840N/m2

Hướng dẫn giải:

- Trọng lượng của viên gạch là:

   1,2.10 = 12 (N)

- Áp suất của viên gạch tác dụng lên mặt bàn nhỏ nhất khi diện tíc tiếp xúc lớn nhất.

- Diện tích tiếp xúc lớn nhất là: 20.10 = 200 (cm2) = 0,02 (m2)

   20.10 = 200 (cm2) = 0,02 (m2)

- Áp suất nhỏ nhất mà viên gạch tác dụng vào mặt bàn là:

p = F/S= 12/0,02 = 600 (N/m2)

Chọn C

Bài 3: Một khối sắt đặc hình hộp chữ nhật, có kích thước các cạnh tương ứng là 50 cm x 30cm x 15cm. Hỏi người ta phải đặt khối sắt đó như thế nào để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 39 000 N/m2. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3.

Giải

Thể tích của khối sắt là:

V = 50.35.15 = 22500 cm3 = 225.10-4 m3

Trọng lượng của khối sắt là:

P = 10.D.V = 10.7800.225.10-4 = 1755 N

Diện tích mặt bị ép là:

P=F/S => S=F/p = P/p = 1755/ 39000 = 0,045m2

Khi đặt đứng khối sắt thì diện tích mặt bị ép:

Sđ = 30.15 = 450 cm3 = 0,045 m2

Ta thấy S = Sđ

Vậy người ta phải đặt đứng khối sắt để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 39000 N/m2

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất?

A. N/m2                           B. kPa                             C. Pa                               D. N/m3

Câu 2: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực nhỏ nhất

A. Khi thầy Tuấn xách cặp đứng co một chân

B. Khi thầy Tuấn không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

C. Khi thầy Tuấn xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng

D. Khi thầy Tuấn xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

Câu 3: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau

A. Đơn vị của áp suất là N/m2

B. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực

C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

D. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép

Câu 4: Phương án nào trong các phương án sau đây có thể tăng áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn nằm ngang.

A. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép             

B. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép

C. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép            

D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép

Câu 5: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì

A. Để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất

B. Để tăng áp suất lên mặt đất

C. Để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất

D. Để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất

Câu 6: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào

A. điểm đặt của lực    

B. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

C. phương của lực         

D. chiều của lực

Câu 7: Đơn vị đo áp suất là

A. N/m2                           B. N/m3                           C. kg/m3                          D. N

Câu 8: Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d = 2.104 N/m3. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu?

A. Pmax=4000Pa; Pmin=1000Pa                    

B. Pmax=10000Pa; Pmin =2000Pa

C. Pmax=4000Pa; Pmin=1500Pa                    

D. Pmax=10000Pa; Pmin=5000Pa

Câu 9: Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất.

A. Trường hợp 2         

B. Trường hợp 4         

C. Trường hợp 3         

D. Trường hợp 1

Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp suất lớn nhất

A. Khi thầy Tuấn xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng

B. Khi thầy Tuấn xách cặp đứng co một chân

C. Khi thầy Tuấn không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

D. Khi thầy Tuấn xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

Câu 11: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?

A. Mặt trên     

B. Mặt dưới

C. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt                         

D. Các mặt bên

Câu 12: Chọn câu đúng.

A. Lưỡi dao, lưỡi kéo phải mài thật sắc để tăng áp suất khi cắt, thái,...được dễ dàng.

B. Những cột đình làng thường kê trên những hòn đá rộng và phẳng để làm giảm áp suất gây ra lên mặt đất.

C. Đường ray phải được đặt trên những thanh tà vẹt để làm tăng áp lực lên mặt đất khi tàu hỏa chạy qua.

D. Đặt ván lên bùn (đất) ít bị lún hơn khi đi bằng chân không vì sẽ làm giảm áp lực của cơ thể lên bùn đất.

Câu 13: Vật thứ nhất có khối lượng m1 = 0,5 kg, vật thứ hai có khối lượng 1kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.

A. p1 = p2                     

B. 2p1 = p2

C. Không so sánh được.                                    

D. p1 = 2p2

Câu 14: Muốn tăng áp suất thì

A. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ

B. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ

C. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực

D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực

Câu 15: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào. Tại sao vậy?

A. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.

B. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.

C. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.

D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.

Câu 16: Muốn giảm áp suất thì

A. Giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

B. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ

C. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ

D. Tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

Câu 17: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?

A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.

D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.

Câu 18: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu    

B. Cả ba lực trên

C. Trọng lực của tàu                                           

D. Lực ma sát giữa tàu và đường ray

Câu 19: Đơn vị của áp lực là

A. N                                 B. N/cm2                         C. N/m2                           D. Pa

Câu 20: Biết thầy Tuấn có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30 cm2. Tính áp suất thầy Tuấn tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân

A. 1Pa                           

B. 2 Pa                          

C. 10Pa                         

D. 100.000Pa

Câu 21: Một máy đánh ruộng có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tác dụng lên đất là 10.000 Pa. Hỏi diện tích 1 bánh của máy đánh phải tiếp xúc với ruộng là:

A. 1m2                             B. 10000cm                   C. 0,5m2                         D. 10m2

Câu 22: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Trọng lượng của người đó là:

A. 510N                          B. 51N                            C. 5100N                        D. 5,1.104N.

Câu 23: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.

A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B

B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A

C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau

D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B

ĐÁP ÁN

1

D

6

B

11

B

16

D

21

C

2

B

7

A

12

B

17

C

22

A

3

D

8

A

13

C

18

B

23

B

4

D

9

B

14

C

19

A

 

 

5

C

10

A

15

A

20

D

 

 

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Áp lực - Áp suất môn Vật Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?