Phương pháp giải bài tập Vật chuyển động có lực cản môn Vật Lý 10 năm 2021

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT CHUYỂN ĐỘNG CÓ LỰC CẢN

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Áp dụng các công thức:

- Tính công của lực: A = F.s

- Tính động năng: Wd=mv2/2

- Tính thế năng: Wt=kx2/2

- Tính cơ năng: W=Wđ+Wt

- Định lí biến thiên động năng: ΔWđ = Wđ2 - Wđ1 = Σ A ngoại lực

- Độ giảm thế năng bằng công của trọng lực:

Ap = ΔWt = mgz1 - mgz2

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Người ta dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có khối lượng 40Kg lên cao 5m với lực kéo 480N. Tính công hao phí để thắng lực cản.

Lời giải:

- Trọng lượng của vật là:

   P = 10.m = 10.40 =400 (N)

- Công của lực kéo là:

   A = F.s = 480.5 = 2400 (J)

- Công có ích để kéo vật:

   Ai = P.s = 400.5 =2000 (J)

- Công hao phí để thắng lực cản là:

   Ahp = A - Ai = 2400 - 2000 = 400 (J)

3. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Một vận động viên nặng 650N nhảy với vận tốc ban đầu v0 = 2m/s từ cầu nhảy ở độ cao 10m xuống nước theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10m/s2, sau khi chạm nước người đó chuyển động thêm một độ dời 3m trong nước theo phương thẳng đứng thì dừng. Độ biến thiên cơ năng của người đó là

A. – 8580J                       B. – 7850J                       C. – 5850J.                      D. – 6850J.

Câu 2. Một ô tô bắt đầu chạy lên dốc với vận tốc 18m/s thì chết máy. Dốc nghiêng 200 đối với phương ngang và hệ số ma sát trượt giữa các bánh xe với mặt đường là 0,3. Sau khi chạy lên dốc, xe chạy giật lùi trở xuống đến cuối dốc với vận tốc bằng

A. 18m/s                           B. 15m/s                           C. 5,6m/s.                        D. 3,2m/s

Câu 3. Một vật có khối lượng m được thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng có độ cao h. Do có ma sát nên vận tốc ở chân dốc chỉ bằng 2/3 vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma sát. Công của lực ma sát bằng

A.-2/3mgh.                       B. 2/3mgh.                       C. -5/9mgh.                     D. 5/9mgh.

Câu 4.Một búa máy có khối lượng M = 400kg thả rơi tự do từ độ cao 5m xuống đất đóng vào một cọc có khối lượng m2 = 100kg trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất 5cm. Coi va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 9,8m/s2. Tính lực cản (coi như không đổi) của đất bằng

A. 628450 N.                   B. 250450 N.

C. 318500 N.                   D. 154360 N.

Câu 5.  Quả cầu nhỏ khối lượng m=200g được treo ở đầu sợi dây mảnh, nhẹ, không dãn chiều dài l = 1m. Nâng quả cầu để sợi dây nằm ngang rồi buông ra. Khi đi qua vị trí cân bằng, vận tốc quả cầu là v= 4,4m/s. Lấy g= 10m/s2, Lực cản không khí trung bình tác dụng lên quả cầu bằng

A. 0,81N.        B. 0,081N.     C. 0,041 N.    D. 0,41 N

Câu 6. Một vật đang chuyển động với vận tốc ban đầu v0 = 8m/s thì lên dốc cao 0,8m rồi tiếp tục chạy trên mặt phẳng ngang như hình vẽ, mặt phẳng ngang có hệ số ma sát là 0,6. Lấy g = 10m/s2, hỏi nó chuyển động được bao xa trên mặt phẳng ngang thì dừng, coi chiều dài dốc không đáng kể so với quãng đường nó chuyển động được ở mặt phẳng ngang

A. 2m                                B. 4m                                C. 6m.                               D. 8m.

Câu 7. Khi cung cấp cho vật khối lượng m1 vận tốc ban đầu v1 = 4m/s thì nó sẽ trượt được đoạn đường dài 2m trên mặt phẳng ngang rồi dừng lại do có ma sát. Nếu cung cấp cho vật khối lượng m2 = 2m1 vận tốc ban đầu v2 = 6m/s để m2 cũng trượt trên mặt phẳng ngang đó thì khi dừng lại m2 đã trượt được đoạn đường bằng

A. 3m.             B. 3,5m.          C. 4m.             D. 4,5m.

 

...

-(Nội dung từ câu 8-22 của phần bài tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập Vật chuyển động có lực cản môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?