PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC - ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Tổng hợp các lực tác dụng lên vật
- Nếu hai lực cùng phương, cùng chiều thì lực tổng hợp:
+ F = F1 + F2
+ chiều cùng chiều với hai lực.
- Nếu hai lực cùng phương, ngược chiều thì lực tổng hợp:
+ F = |F1 - F2|
+ chiều cùng chiều với lực có độ lớn lớn hơn.
- Nếu hai lực không cùng phương thì lực tổng hợp:
F2 = F12 + F22 + 2.F1.F2.cosα
+ chiều theo quy tắc hình bình hành.
2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một chiếc mắc áo treo vào điểm chính giữa của dây thép AB. Khối lượng tổng cộng của mắc và áo là 3kg (Hình 13.13). Biết AB = 4m, CD = 10cm. Tính lực kéo mỗi nửa sợi dây.
A. F1 = F2 = 300,37N.
B. F1 = F2 = 300,00N.
C. F1 = F2 = 150,37N.
D. F1 = F2 = 400,37N.
Câu 2: Một vật được giữ như trên hình. Vật nặng 5 kg và lực do thanh tác dụng lên vật là 25 N. Xác định góc α, biết g = 10 m/s2.
A. 60°
B. 30°
C. 45°
D. 15°
Câu 3: Cho vật được đỡ bởi hai thanh như hình vẽ. Biết gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Lực do thanh (1) tác dụng lên vật là 50 N. Khối lượng vật là
A. 2,5 kg.
B. 5 kg.
C. 7,5 kg.
D. 10 kg.
Câu 4: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết α = 60°. Cho g = 9,8 m/s2. Lực ép của vật lên mặt phẳng nghiêng là
A. 9,8 N.
B. 4,9 N.
C. 19,6 N.
D. 8,5 N.
Câu 5: Cho ba lực đồng quy, cùng độ lớn F và cùng nằm trong một mặt phẳng. Biết góc tạo bởi các lực \(\left( {\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} } \right) = \left( {\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} } \right) = {120^0}\). Hợp lực của chúng bằng
A. 0.
B. F.
C. 2F.
D. 3F.
Câu 6: Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Tây, lực F2 = 36 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Đông, lực F4 = 20 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là
A. 28 N.
B. 20 N.
C. 4 N.
D. 26,4 N.
Câu 7: Một lực có độ lớn 12 N được phân tích thành hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \). Biết các lực tạo với nhau một góc là: \(\left( {\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} } \right) = {150^0}\) và F2 có giá trị lớn nhất. Độ lớn của các lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) lần lượt là
\(\begin{array}{l} \underline A .8\sqrt 3 N;24N\\ B.8\sqrt 3 N;4\sqrt 3 N\\ C.4\sqrt 3 N;8\sqrt 3 N\\ D.4\sqrt 3 N;24N \end{array}\)
Câu 8: Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực đồng phẳng, đồng quy có cùng độ lớn 15 N. Biết góc tạo bởi các lực \(\left( {\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} } \right) = \left( {\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} } \right) = {60^0}\). Hợp lực của ba lực này có độ lớn là
A. 30 N.
B. 20 N.
C. 15 N.
D. 45 N.
Câu 9: Cho ba lực đồng phẳng, đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) có độ lớn lần lượt là 16 N, 12 N và 12 N. Biết góc tạo bởi các lực \(\left( {\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} } \right) = {30^0}\) và \(\left( {\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} } \right) = {120^0}\). Độ lớn hợp lực của ba lực này là
A. 27,62 N.
B. 10 N.
C. 16 N.
D. 20 N.
Câu 10: Hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) vuông góc với nhau. Các độ lớn là 3N và 4N. Hợp lực của chúng tạo với hai lực này các góc bao nhiêu? (lấy tròn tới độ)
A. 30° và 60°
B. 42° và 48°
C. 37° và 53°
D. Khác A, B, C
----------
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm môn Vật Lý 10 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!