Qua bài học này các em hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong văn nghị luận.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa (trang 9) để trả lời các câu hỏi.
Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó?
Sau khi đã nêu một số biểu hiện của "Những quy tắc ngầm" về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luạn gì để chốt lại vấn đề? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong văn bản?
- Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt những dẫn chứng về cách ăn mặc để nói về các quy tắc ăn mặc trong văn hóa ăn mặc nói chung. Đó là những quy tắc ngầm mà hầu hết ai cũng đều nhận thức được. Từ việc nêu nguyên tắc chung ấy, tác giả đi sâu vào phân tích các nguyên tắc đó.
- Hai luận điểm chính của văn bản
- Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tức là tuân thủ những "quy tắc ngầm" mang tính văn hóa xã hội.
- Trang phục phải phù hợp với đạo đức, tức là giản dị và hài hòa với môi trường xung quanh.
- Để thể hiện hai luận điểm trên, tác giả đã sử dụng phép lập luận phân tích, tổng hợp.
- "Ăn cho mình, mặc cho người".
- Cô gái một mình trong hang sâu không váy xòe váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay.
- Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp.
- Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn.
- Đi dự đám tang không được mặc áo quần lèo loẹt, nói cười oang oang.
- "Y phục xứng kì đức"
- Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi.
- Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.
- "Ăn cho mình, mặc cho người".
- Sau khi đã nêu một số biểu hiện của những quy tắc ngầm về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận tổng hợp để “chốt” lại vấn đề. Phép lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí cuối mỗi đoạn trích, bài văn, hay ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản.
1.2. Ghi nhớ
- Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp giả thiết, so sánh, đối chiếu,... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
2. Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp
Để nắm chắc kiến thức về các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong văn nghị luận, các em có thể tham khảo