Khởi ngữ

Qua bài học các em hiểu được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. Biết đặt cau có khởi ngữ.

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu

Câu 1. Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ. 

a. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b. Giàu, tôi cũng giàu rồi.

(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)

c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

a.

  • Từ "anh" in đậm là khởi ngữ, từ "anh" không in đậm là chủ ngữ.
  • Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ và không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ chủ ngữ-vị ngữ.

b.

  • Từ "giàu" in đậm là khởi ngữ, chủ ngữ là từ "tôi".
  • Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ và báo trước nội dung thông tin trong câu.

c.

  • Cụm từ "các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ" là khởi ngữ, chủ ngữ là "chúng ta".
  • Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ và thông báo về đề tài được nói đến trong câu.

Câu 2. Trước những từ ngữ in đậm nói trên, có những quan hệ từ nào?

  • a. Còn (đối với) anh,...
  • b. (Về) giàu,...

1.2. Ghi nhớ 

  • Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
  • Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ: về, đối với,...

2. Soạn bài Khởi ngữ

Để nắm vững được kiến thức về đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Khởi ngữ.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?