Phân tích tình huống truyện Vợ Nhặt của Kim Lân

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích tình huống truyện Vợ Nhặt của Kim Lân

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ Nhặt
  • Dẫn dắt vào vấn đề: tình huống truyện Vợ Nhặt

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Hoàn cảnh sáng tác
    • Giải thích khái niệm tình huống truyện: Những người cầm bút quan niệm rằng tình huống truyện là hạt nhân của thể loại truyện ngắn. Nó là lát cắt của đời sống nhưng nhìn vào lát cắt ấy, người ta hình dung được diện mạo của đời sống, cả xã hội, con người. Hay nói một cách khác, tình huống truyện là sự kiện đặc biệt, là hoàn cảnh có vấn đề mà ở đó tính cách nhân vật, tư tưởng nhà văn được bộc lộ rõ nét. Còn nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ánh là nổi hình, nổi sắc nhân vật.
  • Những nội dung chính cần làm rõ
    • Nhan đề: Biểu hiện của tình huống truyện ngay ở nhan đề tác phẩm. “Vợ nhặt” là một nhan đề tạo ra những ấn tượng sâu sắc, kích thích sự tò mò, chú ý của người đọc, hé mở tình huống truyện đặc sắc của tác phẩm. Bởi “vợ” là một phần quan trọng trong sự nghiệp của người đàn ông.  Lấy vợ là một trong những việc lớn của người đàn ông, được thực hiện bằng những nghi thức truyền thống trang trọng của người Việt: rạm, hỏi, cưới xin. Còn “nhặt” gợi ra sự tầm thường, rẻ rúng. Vậy mà Kim Lân lại sử dụng “nhặt” làm định ngữ cho từ “vợ”. Như vậy nhan đề truyện đã góp phần thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, cũng như hướng người đọc đến một tình huống hết sức bất ngờ, độc đáo.
    • Tình huống trong truyện ngắn: Sự chớ trêu đặt ra trong hoàn cảnh nhặt được vợ
      • Cái đói tràn đến xóm này từ lúc nào”: 2 lần so sánh người với ma: => Cứu đói là việc đầu tiên nghĩ tới, hạnh phúc là một điều xa xỉ, vậy mà Tràng lại lấy vợ lúc này, quả là một tình huống lạ và độc đáo bởi trong hoàn cảnh ấy người ta chỉ nghĩ tới việc cứu đói là cấp bách, còn hạnh phúc là một thứ xa xỉ. Vậy mà Tràng lại lấy vợ lúc này. Hoàn cảnh đó làm nổi bật tình huống truyện lạ và độc đáo của câu chuyện.
      • Sự trớ trêu xuất hiện ở chủ thể hành động nhặt vợ: Tràng với xuất thân: ngụ cư, nếp vế trong cộng đồng, ngoại hình: bức chân dung vẽ vội, gia cảnh: nghèo khó, nghèo đến tận cùng, ngôi nhà rúm ró, chiếc áo nâu tàng, tính cách: dở tính, nghề kéo xe bò, tên Tràng – dụng cụ nghề mộc. => Với những thua thiệt như vậy, Tràng khó lấy được vợ. Vậy mà Tràng lại nhặt được vợ, quả là một tình huống lạ đời.
    • Tâm lý thái độ của các nhân vật và chủ thể nhặt được vợ
      • Tâm lý của người dân xóm ngụ cư: ngạc nhiên, lo âu
      • Bà cụ Tứ: trải qua những cung bậc tâm lý phức tạp
      • Tràng: ngờ ngợ, bàng hoàng, chuyện thật mà như đùa

                => Góp phần làm nổi bật tình huống éo le, chớ trêu của câu chuyện, đùa mà lại thật.

  • Đánh giá, tính chất tình huống truyện.
    • Tình huống truyện đùa hóa thật, thật hóa đùa
    • Đám cưới đi giữa đám ma, sự sống trên nền cái chết
    • Phông nền của đám cưới là màu xám xịt của cái chết.Âm nhạc trong đám cưới là tiếng quạ.
    • Sự giao tranh giữa bóng tối và ánh sáng, sự thắng thế của ánh sáng

c. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ, đánh giá về chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích tình huống truyện Vợ Nhặt của Kim Lân

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Nói đến nghệ thuật truyện ngắn, người ta thường coi ba yếu tố sau đây là cơ bản nhất: tình huống truyện, nhân vật truyện và cách trần thuật. Có nhiều truyện ngắn, sự sáng , tạo tình huống đóng vai trò then chốt. Đặt vào tình huống ấy, nhân vật truyện bộc lộ sâu sắc tâm lý, tính cách. Tư tưởng của thiên truyện cũng nhờ thế mà được thể hiện đậm đà. Và xoay quanh tình huống ấy, các tình tiết cũng trở nên hấp dẫn.Truyện Vợ nhặt của Kim Lân thuộc loại tác phẩm như thế.

Tình huống của Vợ nhặt thể hiện ngay ở tên truyện Một anh nông dân “nhặt” được vợ. Mà nào anh ta có bảnh bao hấp dẫn gì: vừa nghèo, vừa xấu trai, lại là dân ngụ cư. Vậy mà chỉ “tầm phơ tầm phào” mấy câu mà có vợ theo về.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Sẽ lại thiếu sót nêu bỏ qua hình ảnh những người nông dân trên đê Sộp cùng nhau đi phá kho thóc, khi nói đến những kể hấp hối trong vòng tử địa vẫn hướng tới cuộc sống. Đó là hình ảnh không hề ngẫu nhiên chút nào, được nhà văn chẩn bị từ trước. Nó là dấu hiệu của “bước đường cùng”, không còn cách giành sự sống nào khác, phải vùng dậy đấu tranh, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tràng thấy “ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu” bởi anh chưa bắt được mạch nguồn cách mạng. Trước mắt người đọc lúc này, sự sống trở thành mục đích chung của mọi người; họ đấu tranh, đoạn tuyệt dứt khoát với cái chết. Và chắc chắn, mẹ con Tràng sẽ tiếp nối dòng người kia, giành sự sống cho mình.

Có thể khẳng định, truyện ngắn Vợ nhặt là một thành công của Kim Lân. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông cũng là đỉnh cao của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Người đọc nhớ mãi một Vợ nhặt với tình huống truyện độc đáo và chất nhân văn cao cả của tác phẩm.

Chúng tôi tin rằng tài liệu trên đã giúp các em có thêm những kiến thức thú vị và bổ ích về truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và  thú vị.

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?