Phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý

B. DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Mở bài

  • Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ
    • Tên thật: Bùi Đình Diệm (1921 - 1988), quê: Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Tây.
    • Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi Quang Dũng đã chuyển về đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến.
  • Dẫn dắt 14 câu thơ đầu: 14 câu thơ đầu là hình ảnh về núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và những người lính anh dũng nhưng không kém phần tinh nghịch, hóm hỉnh.

2. Thân bài

  • Kí ức về núi rừng Tây Bắc và đơn vị chiến đấu cũ
    • Nỗi nhớ là cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ, đoạn thơ. Nỗi nhớ ấy như dâng trào không gì có thể kiểm soát được nên đã cất lên thành tiếng gọi
    • Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
    • Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
    • Từ láy “chơi vơi”: gợi hình, gợi cảm ⇒ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng như có hình, có khối gợi lên một không gian bao la, thời gian sâu thẳm.
  • Hình ảnh núi rừng trùng điệp, hoang sơ và con đường hành quân gian khổ của người lính
    • Hình ảnh dốc, đèo, vực thẳm, rừng dày và con đường hành quân chênh vênh dần hiện ra
    • Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
    • Mường Lát hoa về trong đêm hơi
    • Những địa danh: Sài Khao, Mường Lát gợi lên không gian hoang sơ nơi xứ lạ
    • Cảm giác mệt mỏi của người lính như được xua đi bởi hình ảnh đầy thơ mộng trong đêm của Mường Lát.
    • Câu thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: tạo ra nhiều nét nghĩa khác nhau, trong đó có thể hiểu đây là cách tả cảnh đoàn quân đốt đuốc đi trong đêm mịt mù hơi sương trông như những bông hoa.
    • Thanh bằng: gợi cảm giác lâng lâng, chơi vơi, tài hoa và lãng mạn. Khung cảnh núi rừng hiểm trở
  • Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thăm
  • Heo hút cồn mây súng ngửi trời
  • Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
  • Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
    • Hai câu đầu: diễn tả độ cao ngất trời vào sự chênh vênh heo hút của núi đèo Tây Bắc.
      • Từ láy tạo hình: "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút" …được sử dụng với mật độ cao
      • Thủ pháp điệp từ, đối lập được khai thác triệt để
      • "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm": nghe như tiếng thở nặng nhọc của người lính.
      • Heo hút cồn mây súng ngửi trời: “ngửi”, “súng ngửi trời” được sử dụng rất bạo, có tính tinh nghịch thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời, thách thức với gian khổ, hiểm nguy của người lính
    • Hai câu sau:
      • Câu thứ ba có sự ngắt nhịp ở giữa như bẻ đôi ⇒ diễn tả hai sườn núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng
      • Câu thơ thứ tư toàn thanh bằng ⇒ tạo cảm giác lâng lâng, chơi vơi
  • Hình ảnh người lính và kỉ niệm tình quân dân
    • .Hai câu thơ 

      Chiều chiều oai linh thác gầm thét

      Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

    • Nối tiếp mạch cảm xúc về thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính được hiện lên rõ hơn
      • Tây Bắc dữ dội, hoang sơ, không chỉ được mở rộng ra theo chiều không gian: theo những địa danh xứ lạ như Sài Khao, Mường Lát mà còn được kéo dài theo chiều dài thời gian: chiều chiều, đêm đêm ⇒ dường như nơi đây chỉ có thác gầm và cọp thét suốt ngày đêm. 

3. Kết bài

  • Nêu tóm gọn nội dung và nghệ thuật của 14 câu thơ đầu
    • Hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, đầy hiểm nguy nhưng cũng rất nên thơ
    • Hình ảnh đoàn quân trên đường hành quân mang vẻ đẹp bi tráng.
  • Gợi mở thêm vấn đề

C. BÀI VĂN MẪU

Đề bài: Phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Gợi ý làm bài

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viêt văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc sống kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn... Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Tây Tiến cũng là một trong số những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng hướng về những kỉ niệm không thể nào quên với miền Tây và trung đoàn Tây Tiến.
Trong 14 câu đầu, nỗi nhớ của nhà thơ chủ yếu hướng về chặng đường hành quân gian nan, vất vả của đoàn quân Tây Tiến qua vùng rừng núi miền Tây. Thông qua những kỉ niệm với thiên nhiên, con người, Quang Dũng đã khắc họa vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của con người chiến binh Tây Tiến. Câu thơ đầu chia thành hai vế trong nhịp ngắt 4 - 3: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Sông Mã là dòng sông chảy dọc theo địa bàn biên giới Việt - Lào của các tỉnh Mộc Châu, Sầm Nưa, Mai Châu, Quan Hóa... Đây là dòng sông nhiều ghềnh thác đổ dốc dữ dội, một mình băng băng giữa núi rừng hùng vĩ, hai bên bờ sông còn rải rác mồ của các chiến sĩ Tây Tiến. Vì thế, sông Mã là một cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, là hình ảnh của thiên nhiên miền Tây; nhưng dòng sông Mã còn là dòng sông gắn liền với chặng đường hành quân của trung đoàn, từng chia sẻ và chứng kiến những buồn vui, những mất mát, hi sinh, từng "gầm lên khúc độc hành" tiễn đưa tử sĩ... Sông Mã đựng đầy kỉ niệm về trung đoàn Tây Tiến năm xưa. Hành hương trở về quá khứ, Quang Dũng đã nhắc tới sông Mã như một biểu tượng đầu tiên của nỗi nhớ.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Câu thơ "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" gợi ra nhiều cách hiểu. Có thể hiểu các chiến sĩ Tây Tiến dừng chân ở Mai Châu giữa mùa lúa chín, đón nhận bát xôi ngào ngạt hương nếp đầu mùa từ bàn tay dịu dàng của cô gái miền Tây. Cũng có thể hiểu những câu thơ theo một nét nghĩa lãng mạn từ hai chữ "mùa em". Người ta thường chỉ nói về mùa hoa, mùa quả...đó là thời điểm căng tràn, sung mãn, đầy ắp sắc hương của hoa trái... Quang Dũng đã tạo ra một nét nghĩa mới mẻ, táo bạo và thật đa tình trong tập hợp "mùa em" khiến cho Mai Châu không chỉ là một địa danh gắn với kỉ niệm thơm thảo của xôi nếp đầu mùa, của tình yêu quân dân sâu nặng; Mai Châu còn gợi nhớ tới hình ảnh những cô gái miền Tây duyên dáng. Có người lính nào quên được giây phút dừng chân ở Mai Châu, khi nồng ấm xung quanh các anh là dân làng, là các sơn nữ sóng sánh ánh mắt, rạng ngời nụ cười, nồng nàn hương sắc...Những thanh bằng trong câu thơ đã gợi tả tinh tế cảm giác bồng bềnh, xao xuyến tới ngất ngây, đê mê trong tâm hồn những chàng trai Hà Thành hào hoa, lãng mạn.
Với sự kết hợp uyển chuyển giữa bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, giữa chất họa và chất nhạc, 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã tái hiện sinh động và gợi cảm về vùng đất miền Tây hiểm trở, khắc nghịêt mà thơ mộng, kì thú gắn liền với chặng đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến. Qua những kỉ niệm hiện lên trong nỗi nhớ da diết về quá khứ, Quang Dũng đã thể hiện chân thức bức chân dung của những người lính Tây Tiến kiêu dũng và hào hoa, góp phần làm đậm thêm cảm hứng chủ đạo cho bài thơ.

Trên đây là bài hướng dẫn các em lập dàn ý chi tiết và bài văn mẫu phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Ngoài ra để củng cố thêm những kiến thức về các dạng bài văn mẫu cũng như dàn bài chi tiết của bài Tây Tiến các em có thể tham khảo tại đây:

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?