A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật Hồn Trương Ba – một nhân vật bi kịch.
2. Thân bài
- Giới thiệu chung
- Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ.
- Đây là một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của tuyện dân gian.
- Phân tích
- Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba
- Trương Ba là người làm vườn yêu cây cỏ, yêu thương mọi người, sống nhân hậu, chân thực, vì sự tắc trách của quan nhà trời mà Trương Ba phải chết
- Hồn Trương Ba phải trú nhờ vào xác anh hàng thịt, một người thô lỗ,… Tính cách Trương Ba ngày càng thay đổi ⇒ Bi kịch của sự oan trái.
- Cuộc đối thoại giữa hồn và xác
- Hồn là biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức nhưng tất cả hoàn toàn trái ngược qua phần đối thoại với xác. Hồn Trương Ba để lại trong mắt xác hàng thịt là một kẻ phàm ăn, tục uống; mê rượu và háo sắc; cư xử thô bạo vơi mọi người:
- Cử chỉ, điệu bộ lúng túng, khổ sở ; giọng điệu có khi yếu ớt, lời thoại ngắn;
- Khi đuối lý lại dùng lời lẽ thô bạo để trấn áp “Ta… Ta… đã bảo mày im đi” ⇒ Bi kịch của sự tồn tại riêng rẽ: con người không thể chỉ sống bằng thân xác mà cũng không thể sống bằng tinh thần.
- Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình
- Người vợ vừa hờn ghen vừa dằn dỗi chồng, có cảm giác ông là người sống xa lạ với mọi người.
- Đứa con trai cả quyết định bán khu vườn để đầu tư vào sạp thịt.
- Cháu gái không thừa nhận, cự tuyệt đến quyết liệt. Trong mắt nó, Hồn Trương Ba chỉ là một tên đồ tể, tay chân vụng về, luôn phá hoại.
- Con dâu tỏ ra thông cảm, hiểu và đau cho nỗi đau sống nhờ và sự thay đổi của Hồn Trương Ba ⇒ Bi kịch bị người thân xa rời, khước từ cuộc sống.
- Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác.
- Trương Ba tự ý thức bi kịch của mình : “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” ⇒ Bi kịch sống nhờ vào thân xác người khác
- Trương Ba trước cái chết của cu Tị
- Trước đề nghị đổi thân xác của Đế Thích, tính cách TB từ chỗ lưỡng lự, suy nghĩ rồi quyết định dứt khoát.
- Trương Ba muốn chết thật là để cho mình được sống mãi hoài nhớ của mọi người ⇒ Giải thoát bi kịch của một sự giả tạo trong con người Hồn Trương Ba.
- Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba
- Đánh giá
- Hồn Trương Ba là một nhân vật quá chú trọng đời sống tinh thần mà coi nhẹ thân xác.
- Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người.
- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống và diễn tiến kịch kích độc đáo.
3. Kết bài
- Khẳng định tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.
- Gợi mở vấn đề
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích nhân vật Hồn Trương Ba, nhân vật bi kịch trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----