A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về Chế Lan Viên
- Chế Lan Viên (1920 – 1989) là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ Mới (1930 – 1945).
- Ông tham gia cách mạng và trở thành nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại.
- Thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo, nổi bật là chất suy tưởng, triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.
- Giới thiệu về khổ thơ 6, 7, 8, 9
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cảnh tay đưa.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bấc
Mười năm tròn! chưa mất một phong thư
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
2. Thân bài
- Nêu khái quát về khổ thơ 6, 7, 8, 9
- Đoạn thơ trên được trích từ bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên rút từ tập Ánh sáng và phù sa, sáng tác năm 1960.
- Phân tích khổ thơ 6
- Về với nhân dân: là về với những gì thân quen nhất của lòng mình, về với môi trường quen thuộc, làm nảy sinh sự sống.
- Hình ảnh con nai: gợi sự hiền dịu, xinh đẹp, hồn nhiên, ngây thơ.
- Những hình ảnh: cỏ, chim én, sữa gợi lên một sức sống đang được nảy sinh.
- Hình ảnh độc đáo mới lạ lấp lánh, trí tuệ, dạt dào cảm xúc và rất mực tài hoa
- Diễn đạt tình cảm, khơi sâu, mở rộng, khám phá thêm ý nghĩa của sự việc, hành động được trở về với nhân dân, cội nguồn sáng tạo nghệ thuật thơ ca.
⇒ Thể hiện những cảm xúc chân thành, những tình cảm cụ thể của nhà thơ.
- Phân tích khổ thơ 7, 8, 9
- Hình ảnh “chiếc áo nâu” của người anh thể hiện những tình nghĩa, sự trao tặng sự sống cho nhau của những người du kích.
- Những người em liên lạc mang phẩm chất của người anh hùng: chân thành, nhanh nhẹn, luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
- Là hình ảnh của mế gắn liền với “lửa hồng”, với sự ần cần chăm sóc, sẵn sàng hi sinh tất cả vì các “con” của mình.
- Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ
- Thủ pháp đối lập ⇒ nhấn mạnh ý.
- Cách sử dụng những từ xưng hô: anh, em, con, mế ⇒ bộc lộ tình cảm thân tình ruột thịt, niềm biết ơn sâu nặng đối với những người đã từng gắn bó mật thiết trong những năm kháng chiến gian khổ nhưng rất oanh liệt.
- Thể hiện rõ nét phong cách của Chế Lan Viên: suy tưởng sâu lắng và sáng tạo, hình ảnh phong phú.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về khổ thơ 6, 7, 8, 9
- Đây là những khổ thơ hay và tiêu biểu nhất của Tiếng hát con tàu.
- Hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm, thú vị đã diễn tả được một cách chân thực và xúc động của tác giả.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cảnh tay đưa.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bấc
Mười năm tròn! chưa mất một phong thư
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
Gợi ý làm bài
Đối với thi sĩ lãng mạn tiểu tư sản trước cách mạng đã từng chìm đắm trong cái “tôi” cô đơn, bé nhỏ, bế tắc, nay được trở về cái “ta”, với nhân dân, đất nước là một niềm khát khao, một niềm hạnh phúc lớn lao. Để diễn tả niềm hạnh phúc, niềm vui ấy, Chế Lan Viên đã viết nên một đoạn thơ thật chân thực, xúc động và rất hấp dẫn:
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay và tiêu biểu nhất của Tiếng hát con tàu. Bằng những hình ảnh độc đáo gợi cảm rất thi vị, đoạn thơ đã diễn tả được một cách chân thực và xúc đông tấm lòng của Chế Lan Viên đối với người mẹ lớn là nhân dân, cội nguồn của cảm hứng nghệ thuật thơ ca. Đoạn thơ viết về một vấn đề rất chính trị mà chân thành, đầy tình cảm, không hề khô khan nặng nề. Vì đây là tiếng lòng của một thi sĩ đã từng được Đảng, nhân dân cứu vớt “Từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui”.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích khổ thơ 6, 7, 8, 9 trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----