Phân tích bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy
    • Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ
    • Là nhà thơ của những vẻ đẹp đời thường, những giá trị khiêm nhường mà bền vững.

2. Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về bài thơ Đò lèn
    • Được sáng tác vào tháng 9-1938 khi Nguyễn Duy trở về quê ngoại thăm bà sau bao năm xa cách nhưng bà đã không còn.
    • Được in trong tập thơ Ánh trăng.
  • Những hình ảnh tuổi thơ
    • Thời thơ ấu: câu cá, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn, đi chơi đền, đi chân đất xem hội, níu váy bà đòi đi chợ,…
    • ⇒ Tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên.
    • Cách nhìn của nhà thơ: thành thực, tự nhiên, đậm chất hiện thực.
  • Tình cảm sâu nặng đối với người bà
    • Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng ga Len ngày bom Mỹ dội,…
    • ⇒ Sự cơ cực, tần tảo, yêu thương.
    • Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại
      • Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà. Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
      • Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng”

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi!

  • Những đặc sắc về mặt nghệ thuật
    • Sử dụng thủ pháp đối lập
      • Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với sự cơ cực, tần tảo của người bà.
      • Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.
      • Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con gười.
    • ⇒ Thấu hiểu nỗi khổ cực của người bà, thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi không còn bà nữa.
    • Sử dụng phép so sánh đối chiếu:
      • Giữa cái hư và cái thực, giữa bà với Tiên, Phật, thánh thần ⇒ tương đồng.
      • Giữa thần thánh với bà đặt trong bối cảnh của chiến tranh ⇒ tương phản.
    • ⇒ Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà. Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.
    • Giọng điệu: thành thực, thẳng thắn ⇒ sự ngậm ngùi, đắng xót, ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.

3. Kết bài

  • Bài thơ gợi nhắc con người ý thức, trân trọng cội nguồn, những giá trị bền vững.
  • Bài thơ gây xúc động về tình bà cháu bằng cảm xúc chân thành, triết lí nhẹ nhàng nhưng thấm thía.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy

Gợi ý làm bài

Nguyễn Duy là một nhà thơ có nhiều đóng góp trong nền thơ ca Việt Nam, bản thân tác giả là một người sớm mồ côi cha mẹ nên cảm xúc của ông về tuổi thơ của mình thật gần gũi và gắn bó trong quãng đời của ông, chính vì vậy những cảm xúc đó đã tạo nên những nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài Đò Lèn.

Trong một lần về thăm lại quê nhà những cảm xúc của quê hương lại vọng lại trong kí ức của tác giả, ông nhớ lại những kí ức xưa bên bếp lửa và những hình ảnh khác khi sống bên người bà của mình. Những hình ảnh đó hiện lên trong con người của tác giả có lúc vui có lúc buồn đan xen vào nhau và tạo nên những cung bậc thầm kín, sâu lắng. Mở đầu bài thơ, tác giả đã nói về nỗi nhớ thương trong tâm hồn mình và hình ảnh đó đã tạo nên những nỗi nhớ da diết, dâng trào trong trái tim của tác giả. Những hình ảnh ấy đã đọng lại trong tim tác giả một cách sâu sắc, hình ảnh trong những dòng thơ đầu, cậu bé Duy là một người tinh nghịch, với những trò chơi dân gian, lúc thì đi bắt cá lúc thì đi bắt chim sẻ. Những hình ảnh đó hiện lên thật sinh động và ý nghĩa thể hiện niềm vui của tác giả về kí ức tuổi thơ khi được chơi những trò chơi ấy. Với những kí ức về tuổi thơ có hình ảnh về mùi hoa huệ thơm ngào ngạt hòa vào cùng mùi của khói trầm bay thấp thoáng trong khoảng không gian ở chùa Trần, tác giả đã nói lên những nỗi nhớ về khoảng thời gian đã qua của mình, giờ đây khi tác giả hồi ức lại thì đó chỉ còn là những nỗi nhớ thương. Và xen vào các hình ảnh khác đó là một hình ảnh lắng động nhiều cảm xúc và những nỗi nhớ miên man trong tình yêu tuổi thơ của mình:

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

níu váy bà đi chợ Bình Lâm

bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

 

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Cảm xúc của nhà thơ đã được thể hiện chân thực và nó mang những dấu ấn trong tâm hồn của tác giả, ông dường như đang nói về những kí ức đó để hồi tưởng lại và nhớ thương có chút tiếc nuối về quãng thời gian đã qua của mình, hình ảnh xảy ra đã mang nhiều tiếc nuối trong tâm hồn của tác giả. Trái tim ông đang rung lên bởi những nỗi nhớ thương sâu sắc về kí ức tuổi thơ, hàng loạt những hình ảnh khác cũng sinh động đã tạo nên những cung bậc riêng và giàu cảm xúc trong lòng tác giả. Một trong những nỗi nhớ thương thầm kín và sâu sắc đó là nỗi nhớ về một quãng thời gian đã qua trong quá khứ, tác giả đã vẽ lại những khoảng thời gian trong kí ức với nhiều kỉ niệm vui đến lạ thường. Hình ảnh về người bà và hàng loạt những hình ảnh gắn với tuổi thơ đã được tác giả thể hiện một cách cụ thể và sinh động mang đậm những dấu ấn mạnh mẽ trong tâm hồn của tác giả, những nỗi nhớ mong đó đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người chúng ta.

Những lời sám hối và tiếc nuối về những khoảng thời gian đã qua đã được thể hiện sâu sắc trong tâm hồn của tác giả. Ông đang tiếc nuối vì chưa có cơ hội báo đáp công ơn nuôi dưỡng của bà khi giờ đây bà chỉ còn là một “nấm cỏ”. Tác giả đau xót và xám hối về lương tâm của mình. Qua đó, Nguyễn Duy muốn nhắn nhủ chúng ta hãy sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc ở phút giây hiện tại để khi những điều ấy qua đi chúng ta không thấy tiếc nuối nữa.

Tình bà cháu đã thể hiện sâu sắc trong tác phẩm này đó là những lời ngọt ngào và sâu lắng từ trong trái tim của tác giả.

 

Trên đây là bài văn mẫu về Phân tích bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?