A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
Đề bài: Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149)
Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ và vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Giới thiệu đoạn trích trong đề bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: con người cần được sống là chính mình.
2. Thân bài
a. Luận điểm 1: Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba
- Khát vọng được thoát ra khỏi nghịch cảnh phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt:
- Ý thức được tình cảnh trớ trêu là phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
- Thấm thía nỗi đau khổ và không chấp nhận tình trạng vênh lệch giữa hồn và xác. Các từ ngữ: không thể tiếp tục, không thể được, không thể trong lời thoại của Trương Ba cho thấy thái độ kiên quyết, dứt khoát của nhân vật.
- Khát vọng được sống là chính mình:
- Muốn là mình một cách toàn vẹn; thể xác và linh hồn hòa hợp; bên trong và bên ngoài, suy nghĩ và hành động thống nhất.
- Mong muốn một cuộc sống có ý nghĩa, không chấp nhận sự dung tục, tầm thường: Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
* Đánh giá
- Khát vọng của Hồn Trương Ba đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo; bảo vệ quyền được sống là chính mình; hướng đến sự hoàn thiện nhân cách.
- Khát vọng của Hồn Trương Ba được thể hiện sâu sắc nhờ ngôn ngữ kịch hấp dẫn, giàu sức khái quát và tính triết lí.
b. Luận điểm 2: Bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: con người cần được sống là chính mình
- Thế nào là được sống là chính mình? Nghĩa là khi con người sống đúng với những giá trị bản thân, với những cảm xúc, khát vọng của chính mình, với đam mê và nhiệt huyết của bản thân. Vì sao con người cần được sống là chính mình?
- Bởi lẽ, cuộc đời con người là cả một hành trình dài. Và trên hành trình ấy, ta phải gặp biết bao hạng người, đối mặt với nhiều khó khăn, có lúc ta hạnh phúc, có lúc ta quỵ ngã. Nếu sống đúng, sống chân thật thì bản thân thì mọi người sẽ ở bên ta lúc mệt mỏi, chia sẻ với ta những niềm vui, nỗi buồn. Hơn nữa, cuộc đời thực khác với những thứ ảo ảnh, phù phiếm, không ai có thể diễn kịch cho bản thân trong vai diễn cuộc đời. Mỗi người có một tích cách khác nhau, nhu cầu khác nhau. Không thể áp đặt lối sống, phong cách của người này đối với người khác. Sống đích thực với bản thân khiến con người ta thoải mái hơn, tự nhiên và tự tin hơn.
- Trái ngược với sống đích thực, sống đúng với bản thân là cách sống giả tạo, sống hình thức. Nghĩa là mỗi người tự tạo cho mình một lớp vỏ bọc giả dối để đánh lừa người khác, nhằm thõa mãn thú vui nhất thời của bản thân và hậu quả cuối cùng là người đó tự đào thải chính mình ra khỏi xã hội.
- Làm thế nào để con người được sống là chính mình: đối với mỗi học sinh, mỗi bạn trẻ trong hành trang vào đời của mình phải trang bị những tri thức, kĩ năng để luôn chủ động, linh hoạt trước những biến thiên của cuộc sống, luôn giữ vững cá tính và phong cách của bản thân. Sống hoà nhập nhưng không hoà tan, sống theo cá tính, phong cách riêng nhưng không lập dị, khác thường, con người sẽ có được hạnh phúc thực sự.
3. Kết bài
- Đánh giá chung về giá trị tác phẩm
- Khẳng định quan niệm sống đúng đắn
C. Bài văn mẫu
Gợi ý làm bài:
Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của "tiên cờ" Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hoá thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thăng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực.
Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, rong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra , vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----