Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

A. Sơ đồ tóm tắt

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác.
    • Là một danh y nổi tiếng.
    • Là một tác giả có nhiều tác phẩm có giá trị về mặt y học và văn học.
  • Giới thiệu tập Thượng kinh kí sự và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
    • Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi tiếng của Lê Hữu Trác.
    • Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh không những miêu tả cảnh xa hoa ở phủ chúa, mà còn làm toát lên một tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài ba đức độ này.

2. Thân bài

  • Nêu tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh:
    • Đoạn trích kể lại sự việc tác giả được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.
    • Thể hiện chân thực bức tranh về cuộc sống vương giả ở phủ chúa Trịnh.
  • Phân tích cuộc sống trong phủ chúa Trịnh
    • Quang cảnh:
      • Khi vào phủ phải qua nhiều cửa, mỗi cửa đều có lính gác.
      • Khu vườn: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.
      • Hành lang quanh co nối nhau liên tiếp.
      • Bên trong: có nơi ở của quân hậu mã, có hồ, có những cây lạ lùng, những hòn đá kì lạ, cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp, đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
      • Đến nội cung thế tử: đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm, nến to cắm trên một cái giá bằng đồng, ghế rồng sơn son thếp vàng, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt.
    • Cung cách sinh hoạt:
      • Nhiều nghi lễ: Khi vào phủ theo lệnh chúa thì có tên đầy tớ chạy trước hét đường, trong phủ: người giữ cửa truyền báo rộn ràng.
      • Lời lẽ: cung kính và lễ độ.
      • Bữa cơm sáng: mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ.
      • Xung quanh thánh thượng có các phi tần chầu chực.
      • Thế tử bị bệnh thì có bảy, tám vị lương y của sáu cung, hai viện phục dịch và lúc nào cũng có mấy cung nhân đứng hầu bên cạnh.
  • Thái độ, tâm trạng của tác giả:
    • Ngỡ ngàng trước sự xa hoa, lộng lẫy của phủ chúa.
    • Không đồng tình với cách sống ngột ngạt, thừa ứ của trong phủ chúa..
    • Tâm trạng khi bắt mạch, kê đơn: có sự giằng xé nhưng sau tất cả ông đã làm tròn lương tâm của người hành nghề y, tỏ ra là một người có đức độ, có kinh nghiệm chuẩn bệnh…

3. Kết bài

  • Tóm gọn lại vấn đề:
    • Qua đoạn Vào Trịnh phủ chúng ta đã thấy được khung cảnh giàu có, xa hoa nơi phủ chúa.
    • Thấy được một nhân cách cao thượng trong con người của danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Gợi ý bài làm:

Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y nổi tiếng, mà còn là một tác giả có nhiều tác phẩm văn học có giá trị thời trung đại. Lê Hữu Trác để lại cho đời một sự nghiệp y học đồ sộ, nổi bật hơn cả là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh được coi là bách khoa toàn thư về y học thế kỉ XVIII. Các tác phẩm của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn mang nhiều giá trị văn học sâu sắc vì đã ghi lại cảm xúc chân thật cùng như bộc lộ tâm huyết, đức độ của người thầy thuốc. Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này.

  -----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----  

Lê Hữu Trác nhanh chóng nhận ra khuyết tật của phủ chúa, phán xét chính xác căn bệnh của thế tử, đồng thời cũng thấy được căn bệnh chung của nơi giàu sang này. Chính vì thế mà có lúc ông đã do dự: “Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được nữa. Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu”. Từ xưa đến nay, con người chỉ sợ thất bại, khổ đau. Còn với Lê Hữu Trác thì hoàn toàn ngược lại, ông sợ công danh, sợ uy quyền ràng buộc. Nhưng những suy nghĩ ấy nhanh chóng mất đi, nhường chỗ cho chữ trung, chữ đức cha ông mình đời đời... để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được. Là một nhà nho chân chính, dù lánh xa danh lợi, nhưng để giữ vững khí tiết của mình, ông vẫn đặt chữ trung lên hàng đầu, dù vị chúa mà ông thờ, triều đại mà ông sống là một xã hội thối nát, suy đồi. Ông có thể làm như suy nghĩ ban đầu, không hại ai, cũng không gây đau khổ cho ai, nhưng vì tấm lòng lương y như từ mẫu cứu người không phân biệt sang hèn, đẳng cấp, Lê Hữu Trác đã làm đúng tâm đức của một thầy thuốc. Tấm lòng ấy đáng được ca ngợi.

Phải có một cái nhìn tinh tế, một tâm hồn và nhân cách cao thượng, tác giả mới có cái nhìn sắc sảo và chân thực về cuộc sống xa hoa mà tàn tạ nơi phủ chúa.

Tóm lại, qua đoạn Vào Trịnh phủ chúng ta đã thấy được khung cảnh giàu có, xa hoa nơi phủ chúa, đồng thời cũng nhận thấy một nhân cách cao thượng trong con người của danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác do Chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?