Phân tích chất trữ tình trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả
    • Nguyễn Thành Long, có sở trường về truyện ngắn và kí, văn phong của ông nhẹ nhàng, đằm thắm, giàu chất trữ tình.
  • Giới thiệu tác phẩm
    • Hoàn cảnh ra đời: Truyện ra đời vào năm 1970 trong chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả
    • Thể loại: Truyện ngắn
  • Tình huống truyện
    • Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua cuộc gặp gỡ tình cờ đó, tác giả đã khắc họa bức chân dung của nhân vật chính một cách rất tự nhiên và tập trung. Bức chân dung ấy hiện ra qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh thanh niên - nhân vật chính.

2. Thân bài

Lặng lẽ SaPa nhẹ nhàng, êm ái tựa một bài thơ. Chất thơ bàng bạc trong truyện, trải dài từ phong cảnh mộng mơ nơi thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những con người sống, làm việc trong lặng lẽ mà không hề cô độc. Tác giả đã tạo được không khí trữ tình trong tác phẩm, qua đó nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của cảnh vật, con người bình dị nơi đây, làm nổi bật được chủ đề của truyện thêm sâu sắc hơn.

a. Thể hiện qua cảnh đẹp nơi Sa Pa

  • Sa Pa hiện lên mộng mơ với vẻ đẹp vấn vít, lan tỏa, hòa quyện ngộ nghĩnh, đáng yêu của gió của mây, của nắng, của hoa lá cây cối,....
  • Mây ở đây hiện ra mang một vẻ đẹp kì thú: mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe làm cho không gian ở đây trở nên mát lạnh, mờ ảo. Nắng ở Sa Pa cũng thật là đẹp. Ngòi bút miêu tả đặc sắc của Nguyễn Thành Long đã tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của nắng Sa Pa: nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn. Qua sự miêu tả của nhà văn, hình ảnh những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong ngàn, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng đã làm nổi vật lên vẻ dẹp rực rỡ của Sa Pa. Những con đèo trên Sa Pa khi được nắng chiếu sáng cũng trở nên đẹp lạ thường: nắng đã mạ bạc cả con đường đèo. Hoa ở Sa Pa thì muôn màu rực rỡ. Khi dọc đến đây, với cảnh đẹp như vậy, người đọc mang theo cảm nhận khao khát được đến với Sa Pa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi này. Có thể nói, thiên nhiên Sa Pa hiện lên đẹp thơ mộng, hư ảo và phải là người có con mắt nhìn tinh tế và chính xác, ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất thơ mới có thể vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp như vậy.

b. Thể hiện qua vẻ đẹp con người nơi đây

* Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu:

  • Hoàn cảnh sống và làm việc:
    • Sống cô độc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m quanh năm làm bạn với cỏ, cây, mây mù lạnh lẽo.
    • Công việc: đo gió, đo mưa, đo nắng,...phục vụ chiến đấu. công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, có tinh thần trách nhiệm cao.
    • Anh sống và làm việc trong hoàn cản đặc biệt, khắc nghiệt và gian khổ
  • Những nét đẹp trong con người anh
    • Suy nghĩ đúng đắn về công việc: khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao có thể coi là 1 được.
    • Được đóng góp, cống hiến cho đời là một hạnh phúc
    • Anh có một nếp sống đẹp
    • Anh tự sắp xếp cuộc sống của mình ngăn nắp, gọn gàng, tự làm đẹp nơi mình ở, tự cải thiện cuộc sống.
    • Phong cách sống đẹp: cởi mở, chân thành, quý trọng mọi người, khiêm tốn, thành thực,....

* Ông kĩ sư nơi vườn rau SaPa

  • Ngày ngày chăm chỉ coi sóc khư vườn, ông chú ý, kiên nhẫn quan sát ong thụ phấn rồi tự tay thụ phấn cho hang vạn cây su hào để tạo ra những giống su hào to hơn, ngon hơn,...

* Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét

  • 11 năm anh không xa cơ quan một ngày, luôn sẵn sang trong tư thê chờ sét. Anh không có thời gian đi hỏi vợ, trán cứ hói dần đi nhưng bản đồ sét sắp xong rồi.
  • Nhân vật anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ giúp ta hiểu thêm về ý nghĩa của những công việc thầm lặng, miệt mài lao động, không vì lợi ích của bản thân mà cống hiến hết mình cho đất nước.

c. Thể hiện qua vẻ đẹp của những vị khách đến Sa Pa

* Bác lái xe

  • Là người tốt bụng, vui tính, cởi mở, nhiệt tình với khách. Bác như người dẫn chuyện, khơi gợi sự tò mò cho ông họa sĩ và cô kĩ sư. Qua lời kể của bác lái xe, anh thanh niên hiện ra đẹp đẽ hơn, chủ đề của truyện được mở rộng hơn, gợi nhiều ý nghĩa hơn.

* Ông họa sĩ

  • Là một người nghệ sĩ chân chính, một nhân cách đẹp, có đời sống nội tâm, phong phú. Ngay từ phút đầu gặp gỡ, bằng sự từng trải và đam mê nghệ thuật, ông đã nhận ra vẻ đẹp tâm hồn bên trong của anh thanh niên. Sự bối rối, xúc động trước sự gặp gỡ đã khiến ông nhận ra rằng, đây chính là đối tượng nghệ thuật mà ông đang tìm kiếm.
  • Những suy nghĩ của ông làm nổi bật hình ảnh anh thanh niên, làm cho hình ảnh ấy sáng hơn, đẹp hơn, chiều sâu tư tưởng và chủ đề truyện được bộc lộ sâu sắc hơn.

* Cô kĩ sư

  • Sự xuất hiện của cô làm câu chuyện thêm hấp dẫn. Mới bước vào đời, cô đã được gặp anh thanh niên, anh tựa hồ như một tấm gương để cô soi vào đó hiểu về mình, hiểu đời, hiểu về con đường cô đã chọn.
  • Qua các nhân vật khác, hình ảnh anh thanh niên hiện lên đẹp đẽ hơn, đáng yêu hơn, giống như thứ ánh sáng tâm hồn trong trẻo được soi rọi qua nhiều lăng kính khác nhau. Đây là thủ pháp nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật của tác giả.

3. Kết bài

  • Nêu tóm lược lại vấn đề: Chất trữ tình của Lặng lẽ Sa Pa toát lên từ:
    • Phong cảnh đẹp thơ mộng của Sa Pa
    • Nội dung câu chuyện
    • Từ cuộc gặp gờ tình cờ
    • Từ những nét đẹp giản dị, đáng mến của nhân vật chính
    • Từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình
    • Từ những tình cảm, cảm xúc mới mẻ mà ông họa sĩ, cô kĩ sư đối với anh thanh niên.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích chất trữ tình trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Gợi ý làm bài:

Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý! Câu nói đầy ý nghĩa của nhà khoa học A. Einstein khiến ta phải trăn trở, suy nghĩ về cuộc sống, về bổn phận của mỗi con người trong cuộc đời này. Lời ngụ ý ấy đựơc nhà văn Nguyễn Thành Long gởi gắm qua một tác phẩm bàng bạc chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình - Lặng lẽ Sa Pa. Đến với truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, ta không chỉ thán phục những con người làm việc quên mình vì người khác, vì tổ quốc mà còn  say sưa, ngây ngất trong chất men say trữ tình lãng mạn của một thiên nhiên nên thơ qua những trang viết rất mực tài hoa. Phải nói rằng một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp phần thành công cho truyện ngắn này là chất trữ tình.

Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ. Sau năm 1954, tập kết ra Bắc, công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, chuyên về sáng tác và biên tập. Những truyện ngắn của Nguyễn Thành Long không gân guốc, gai góc mà thường pha chất kí, mang vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, giàu chất trữ tình.

Tác phẩm chính: Bát cơm Cụ Hồ (1955), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972)… Với truyện kí  Bát cơm Cụ Hồ - 1953 Nguyễn Thành Long đã đựơc trao giải thưởng Phạm Văn Đồng.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Có thể nói, truyện Lặng lẽ Sa Pa có dáng dấp của một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh vùng núi cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc, bởi sự gắn bó của họ với đất nước, với  mọi người. Nếu như đến với Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam người đọc cảm nhận được chất trữ tình toát lên từ tình người đầm ấm của cậu bé Sơn, của  vú già, của mẹ Sơn qua những cử chỉ yêu thương, ấm áp tình người trong mùa gió lạnh thì đến với Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ta lại cảm nhận cũng cái tình người ấm áp ấy qua cuộc gặp gỡ đầy tình cờ và bất ngờ giữa những con người ở cái nơi heo hút tưởng chừng chỉ có núi đồi, và yên lặng. Ta bắt gặp hình ảnh những con người chỉ mới thoáng qua thôi, không để lại tên tuổi, quê quán, chỉ biết họ là anh thanh niên, ông kĩ sư chuyên nghiên cứu vườn rau để thụ phấn cho cây su hào, nhà nghiên cứu bản đồ sét... Họ sống và làm việc một cách âm thầm, lặng lẽ mà không hề tẻ nhạt. Niềm say mê lao động, sự hăng hái nhiệt tình trong cách sống, tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên của họ đã để lại trong lòng người đọc bao suy nghĩ, trăn trở về cuộc đời. Lối sống của họ khiến em nghĩ đến lời ca đầy tính triết lí và quen thuộc trong bài hát Một đời người, một rừng cây của tác giả Trần Long Ẩn: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng. Gian khổ sẽ giành phần ai? Ai cũng một thời trẻ trai, cũng thường nghĩ về đời mình”.

Truyện đã thành công trong cách xây dựng tình huống hợp lí, tự nhiên mà hết sức bất ngờ, trong cách kể chuyện giản dị, trong cách miêu tả con người, cảnh vật dưới nhiều điểm nhìn. Ở đây ta thấy có hai nhân vật thường xuyên suy ngẫm, thường nhìn nhân vật chính - hai nhân vật đại diện cho hai thế hệ, hai cách suy nghĩ khác nhau. Để rồi chân dung nhân vật dần dần được khắc họa. Ngôn ngữ đậm chất hội họa, trữ tình cũng là một trong những thành công của thiên truyện.

Sa Pa “lặng lẽ” nhưng để lại nhiều dư vang. Sa Pa lặng lẽ mà trữ tình, lãng mạn. Sa Pa lặng lẽ mà không cô quạnh, đìu hiu. Bởi nơi đây, vẫn còn có rất nhiều những con người ngày đêm âm thầm lặng lẽ dâng hiến tuổi trẻ, trí tuệ và niềm say mê lao động của mình cho đất nước, cho cuộc đời. Hãy làm những việc bình thường bằng một niềm tin phi thường bạn nhé! Chính tình yêu cuộc sống, sự say mê lao động sẽ đem đến cho bạn những giây phút thăng hoa. Chính niềm say mê sáng tạo mà Nguyễn Thành Long đã mang đến cho ta một áng văn thấm đẫm chất trữ tình.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích chất trữ tình trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?