Phân tích nhận định về truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

Đề bài: Nhận xét về truyện lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng "Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật". Qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
  • Trích dẫn nhận định

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Hòa mình vào tập thơ “Giữa trong xanh”, ta như hòa mình vào những tháng năm lịch sử của công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa mới, những tinh túy của thiên nhiên. Chính vì thế, có ý kiến đã cho rằng: “Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật”.

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp cao cả chung của các nhân vật

  • Ý thức trách nhiệm trước công việc: anh thanh niên, đồng chí cán bộ khoa học.
  • Sống có lý tưởng, sẵn sàng cống hiến: anh thanh niên, cô kỹ sư trẻ (cô kĩ sư trẻ mới ra trường lần đầu tiên xa Hà Nội, dũng cảm lên nhận công tác tại Lai Châu. Cô là lớp thanh niên thề ra trường đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì…)
  • Nhận thức sâu sắc ý nghĩa công việc: anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học…
  • Yêu thích, say mê công việc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, dám chấp nhận cuộc sống cô độc để làm việc, làm việc một cách kiên trì, tự giác bất chấp hoàn cảnh: anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học.

b. Vẻ đẹp trong cuộc sống bình thường

  • Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên.
    • Đó là con người sống, làm việc một mình trên đỉnh núi cao mà không cô đơn. Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình trên trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động, giản dị (căn nhà nhỏ, giường cá nhân…). Anh sống lạc quan yêu đời - trồng hoa, nuôi gà, đọc sách.
    • Đó là một người khiêm tốn: lặng lẽ hoàn thành công việc, không tự nhận thành tích về mình, luôn nhận thức được công việc của mình làm là những đóng góp nhỏ bé cho đất nước; ham mê học hỏi, phấn đấu bởi xung quanh anh có biết bao con người, bao tấm gương, bao điều đáng học (những ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét…)
    • Một con người sống cởi mở, tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi người một cách chân thành, chu đáo: việc đi tìm củ tam thất cho vợ bác lái xe, đón ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ thân tình, nồng hậu; hồn nhiên, yêu cuộc sống: thèm người, thèm chuyện trò…
  • Khẳng định, khái quát: Tác phẩm thật sự là một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của người lao động bình thường mà cao cả. Họ chính là những thế hệ tiêu biểu cho lớp người mới, cho thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Tuy không trực tiếp chiến đấu, song họ đã góp phần không nhỏ để xây dựng cuộc sống mới và góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc. Họ nối tiếp nhau xứng đáng là chủ nhân của đất nước này.

(Học sinh có thể trình bày trên cơ sở phân tích từng nhân vật để làm nổi bật ý tưởng chung, tuy nhiên, cần tập trung vào nhân vật trung tâm là anh thanh niên)

  • Tác phẩm gợi lên những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật”.
    • Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự ý nghĩa khi mọi việc làm, hành động của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu và tự hào về mảnh đất mình đang sống.
    • Con người biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa của công việc mình làm. Con người cần tự nhìn vào chính bản thân để sống tốt đẹp hơn.
    • Thông qua suy nghĩ của người hoạ sĩ: vẻ đẹp của con người và của cuộc sống chính là nguồn cảm hứng vô tận để người nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

3. Kết bài

  • Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ.
  • Qua các nhân vật với những công việc và lứa tuổi khác nhau, nhà văn muốn khái quát những phẩm chất cao đẹp của con người mới trong thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước. Họ có những suy nghĩ đúng đắn, lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, tâm hồn trong sáng và giàu lòng nhân ái.
  • Gợi mở vấn đề

 

Trên đây là dàn bài văn Phân tích nhận định về truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?