Phân loại và cách sử dụng tính từ trong Tiếng Anh

PHÂN LOẠI VÀ CÁCH SỬ DỤNG TÍNH TỪ TRONG TIẾNG ANH

1. Tính từ là những từ chỉ màu sắc, trạng thái, tính chất…

Các tính từ này thường đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ, làm cho ta hiểu thêm về danh từ. Tính từ cũng thường đi sau một vài động từ như động từ “to be” hay “look”, “seem”, “appear”, “turn”…

Ví dụ

- We can’t go out because of the heavy rain.

- He is kind to us.

Một tính từ có thể đứng trước hoặc đứng sau danh từ hay đại từ mà nó mô tả.

Nhiều tính từ có thể được dùng để mô tả cho cùng một danh từ (khi có nhiều tính từ đứng trước và miêu tả về cùng 1 danh từ thì các tính từ sẽ sắp xếp theo trật tự là: opinion – size – shape – age – color – origin – material: quan điểm nhận xét về đối tượng danh từ - kích thước – hình dáng – tuổi tác – màu sắc – xuất xứ - chất liệu danh từ). Nếu có nhiều tính từ miêu tả thì tính từ ngắn đứng trước tính từ dài, tính từ chỉ tinh thần trước tính từ chỉ vật chất.

Các tính từ trong tiếng Anh có hình thức giống nhau, không phụ thuộc vào số của danh từ.

- Trước danh từ:

These nice big blue cotton bags were made in Vietnam.

- Sau danh từ:

He had a face thin and sunburnt but eager and resolute.

2. Hậu tố (đuôi) của Tính từ:

Thông thường các hậu tố thường gặp ở tính từ là:

-able, -ible, -al, -tial, -ic, -y, -ful, -ous, -ive, -less, -ish, -ent, -ary

Ví dụ: honorable, possible, national, economic, funny, useful, dangerous, expensive, colorless, childish, independent, necessary…

Tính từ kết thúc là –ing và –ed:

Loại tính từ này thường được cấu tạo từ động từ và sau đó thêm –ing và –ed

Ví dụ: surprise (v) à surprising (adj) – surprised (adj)

Tuy nhiên có sự khác nhau giữa adj –ing và adj –ed

- ing adj: thường mang nghĩa chủ động (tác động tới cái gì đó, ai đó, có ảnh hưởng này), chỉ tính chất, bản chất, dùng để miêu tả nơi chốn, sự vật, sự việc, hành động.

Ví dụ: She has an interesting film.

- ed adj: thường mang nghĩa bị động (bị cái gì đó tác động lên, bị ảnh hưởng theo cách này), thường dùng để chỉ cảm xúc.

Ví dụ: I feel bored when I listen to classical music.

3. Tính từ đi kèm giới từ:

Đi kèm theo cấu trúc: S + be + adj + giới từ + N / Ving (doing something)

Ví dụ: I am excited about the film.

We are interested in learning English.

Tùy từng tính từ sẽ có giới từ đi kèm cụ thể. Một số ví dụ về tính từ đi kèm với giới từ:

4. Các loại tính từ theo chức năng

4.1. Tính từ riêng: xuất phát từ một danh từ riêng

Ví dụ: Vietnam à Vietnamese

France à French

England à English

Japan à Japanese

Lưu ý: những tính từ riêng phải viết hoa

4.2. Tính từ miêu tả: những từ miêu tả hoặc định phẩm một danh từ

Phần lớn tính từ đều thuộc loại này

Ví dụ

- a tall boy: một đứa trẻ cao

- a round ball: một quả bóng tròn

- a pretty girl: một em bé xinh

Các tính từ miêu tả thường được sắp xếp như sau: sự miêu tả tổng quát (bao gồm những tính từ chỉ cá tính và sự xúc cảm) – kích thước – hình dáng – màu sắc – nguồn gốc – chất liệu – mục đích (những từ này là danh động từ được dùng để hình thành danh từ kép: fishing rod (cần câu cá), sleeping bag (túi ngủ)...)

Ví dụ

- a small round bath: một cái chậu tắm tròn nhỏ

- a long sharp knife: một con dao sắc dài

- blue velvet curtains: những tấm màn nhung xanh

4.3. Tính từ sở hữu: dùng để chỉ danh từ đó thuộc về ai

Ví dụ

- my house: ngôi nhà của tôi

- our garden: khu vườn của chúng tôi

- their grandparents: ông bà của họ

Lưu ý: khi chủ sở hữu là một đại từ bất định: one à hình thức sở hữu tính từ là one’s

Chủ sở hữu là những từ như “everyone” hay những danh từ tập hợp thì tính từ sở hữu ở hình thức ngôi thứ ba số nhiều “their”

4.4. Tính từ số mục: từ chỉ số đếm hoặc số thứ tự

VD: - one, two, three…: một, hai, ba

- first, second, third…: thứ nhất, thứ hai, thứ ba

- I am the second daughter in the family.

4.5. Tính từ phân phối: từ không chỉ rõ các vật

Ví dụ

- all: tất cả

- every: mọi

- some: một vài, ít nhiều

- many, much: nhiều

- Each và every: đều đi với động từ ở ngôi số ít. Every chỉ một tập thể, Each chỉ cá thể.

Ví dụ

- Each student must try his best.

- Every man knows what to do.

- Both: cả hai, dùng với động từ ở số nhiều.

Ví dụ

- Both the children play in the garden.

- Both his legs were broken.

Either và Neither: đều đi với động từ ở ngôi số ít. Either nghĩa là cái này hoặc cái kia trong số hai. Neither nghĩa là không cái này cũng không cái kia trong số hai.

Ví dụ

 - Hedges ran on either side. (Hàng rào chạy dài ở mỗi một bên đường.)

- Neither answer is correct. (Cả hai câu trả lời đều không đúng.)

- Other, another: khác

Ví dụ

- You have to learn many other things.

- Another boy has taken my place.

4.6. Tính từ chỉ thị: từ đi với danh từ để chỉ cái này, cái kia

Đây là loại tính từ duy nhất thay đối theo số của danh từ. This, That thay đổi thành These, Those khi đi trước danh từ số nhiều. This, vàThese được dùng cho các đối tượng, vật và người ở gần trong khi That và Those dùng cho các đối tượng ở xa hơn.

Ví dụ

this chair: cái ghế này;

these chairs: những cái ghế này

that child: đứa trẻ đó; those children: những đứa trẻ đó

4.7. Tính từ liên hệ: từ có hình thức như đại từ liên hệ

Ví dụ: whichever, whatever…

4.8. Tính từ nghi vấn: từ dùng để hỏi

Ví dụ

- Which kind of products do you more believe in: the one that comes to you by word-of- mouth or the one that you see through advertisements?

In what place were you born?

Tính từ nghi vấn chỉ có hai hình thức:

What (gì, nào) (nói chung) đi với danh từ chỉ người cũng như chỉ vật, ở số ít cũng như ở số nhiều, làm bổ túc từ cũng như chủ từ.

Ví dụ

 - What boy beats you? (Đứa trẻ nào đánh bạn?)

- What books have you read? (Những cuốn sách nào bạn đã đọc?)

Which (gì, nào) (ngụ ý lựa chọn) đi với danh từ chỉ người cũng như chỉ vật ở số ít cũng như ở số nhiều, làm bổ túc từ cũng như chủ từ.

Ví dụ

- Which book do you like best? (Cuốn sách nào bạn thích nhất?)

- Which friend do you prefer? (Người bạn nào anh ưa hơn?)

5. Các loại tính từ theo cách thành lập

Tính từ đơn: long, blue, good, bad

5.1. Tính từ phát sinh

Thêm tiền tố: unhappy, inexpensive, impatient, irregular, asleep, illegal…

Thêm hậu tố: thường cấu tạo từ một danh từ thêm các đuôi như y, ly, ful, less, en, like, able, al, an, ian, ical, ish, some, ern…; một động từ thêm đuôi ing, ed

VD: rainy, friendly, careful, wooden, musical, atomic, republican, honorable, troublesome, weekly, dreamlike, fairylike, quarrelsome, Southern, Northern, lovely, amazed, amazing…

5.2. Tính từ ghép

Tính từ ghép là sự kết hợp của hai hay nhiều từ lại với nhau và được dùng như một tính từ duy nhất.

Khi các từ được kết hợp lại với nhau để tạo thành tính từ ghép, chúng có thể được viết: thành một từ duy nhất:

Ví dụ

- life + long = lifelong

- car + sick = carsick

thành hai từ có dấu "-" ở giữa

Ví dụ

- world + famous = world-famous

Cách viết tính từ ghép được phân loại như trên chỉ có tính tương đối. Tính từ ghép thành lập theo những thể thức sau:

Adj – adj

Ví dụ

- dark-blue: xanh thẫm, xanh đậm

- wordly-wise: từng trải

Noun – adj

Ví dụ

- coal-black: đen như than

- snow-white: trắng như tuyết

Adj – noun – ed

Ví dụ

- dark-eyed: có mắt huyền

- round-faced: có khuôn mặt tròn

Noun – past participant

Ví dụ

- snow-covered: có tuyết phủ

- handmade: làm bằng tay

Adj / adv – past participant

Ví dụ

- newly-born: sơ sinh

- white-washed: quét vôi trắng

Noun / adj – present participant

Ví dụ

- good-looking: trông đẹp mắt, ưa nhìn

- heart-breaking: làm tan nát cõi lòng

Ngoài ra còn có nhiều tính từ ghép được thành lập không theo một thể thức nào nhất định

Ví dụ

- a heart-to-heart talk: một cuộc nói chuyện tâm sự

- a never-can-be-finished task: một việc không bao giờ làm xong

- a need-to-do list: một danh sách những việc cần làm

Trên đây là toàn bộ nội dung của tài liệu Phân loại và cách sử dụng tính từ trong Tiếng Anh, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Mời các em tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?