ÔN THI HSG VỀ TỈ LỆ PHÂN LI KIỂU HÌNH TRONG CÁC PHÉP LAI CÓ TƯƠNG TÁC GEN MÔN SINH HỌC 9
1. Bảng tóm tắt các tỉ lệ phân li kiểu hình thường gặp của tương tác hai cặp gen
Kiểu tương tác | Kết quả phép lai AaBb x AaBb | Kết quả phép lai phân tích AaBb x aabb | Kiểu quy ước gen |
BỔ TRỢ | 9 : 3: 3 :1 | 1 : 1 :1 :1 | A- B ≠A-bb ≠aaB- ≠aabb |
9 : 6 : 1 | 1 : 2 : 1 | A- B ≠A-bb = aaB- ≠aabb | |
9 : 3 : 4 | 1: 1 : 2 | A- B ≠A-bb ≠aaB- = aabb hoặc A- B ≠ aaB- ≠A-bb = aabb | |
9 : 7 | 1: 3 | A- B ≠A-bb = aaB- = aabb | |
ÁT CHẾ | 12 : 3 : 1 | 2 : 1 :1 | A- B = A-bb ≠aaB- ≠aabb |
13 : 3 | 3:1 | A- B = A-bb = aabb≠aaB- | |
9 : 3 : 4 | 1: 1 : 2 | A- B ≠ A-bb ≠aabb = aaB- hoặc A- B ≠ aaBb ≠ aabb = A-bb | |
CỘNG GỘP | 15 1 | 3:1 | A-B = A-bb = aaB- ≠aabb |
1: 4 : 6 : 4 : 1 | 1: 2 : 1 | AABB ≠ AaBB = AABb ≠ aaBB = AA bb = AaBb ≠ aaBb = Aabb ≠ aabb |
2. Bài tập minh họa
Câu 1.
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím.Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu(hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là
A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng.
B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng.
C. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
D. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng
Giải:
A quy định màu đỏ , a quy định màu tím
B- Có màu , b không màu
=> A-B = màu đỏ
=> A- bb = aabb = màu trắng
=> aaB- màu tím
PL : AaBb x AaBb = ( 3 A- : 1 aa)( 3 B- : 1 bb) = 9 A- B : 3 A- bb: 3 aaB- : 1 aabb
=> 9 đỏ : 3 tím : 4 trắng .
=> Đáp án B
Câu 2.
Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có
hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa
màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột
biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là
A. 1/16. B. 81/256. C. 1/81. D. 16/81.
Phân li theo tỉ lệ : 9 đỏ : 7 trắng
→ A- B đỏ
→ A- bb = aaB- = aabb = trắng
Xét các cây hoa đỏ có tỉ lệ các kiểu gen như sau:
1 AABB : 2AaBB : 4 AaBb : 2AABb
Cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn là : aabb
Cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn chỉ xuất hiện trong phép lai của hai cá thể có kiểu gen AaBb
Tỉ lệ xuất hiện cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn là : 4/9 x 4/9 x 1/16 = 1/81
Câu 3.
Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá
thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu
được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình:
13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí
thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A. 3 con lông trắng : 1 con lông màu.
B. 1 con lông trắng : 1 con lông màu.
C. 5 con lông trắng : 3 con lông màu.
D. 1 con lông trắng : 3 con lông màu.
Giải
Xét F2 có 16 tổ hợp => F 1 dị hợp 2 cặp gen AaBb
Quy ước : A- B = A- bb = aabb : màu trắng
aaB- lông màu
Cho F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng : AaBb x aaBB →→AaBB : AaBb : aaBB : aaBb
=> 1 lông trắng : lông màu.
Đáp án B
Câu 4.
Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 25,0%. B. 37,5%. C. 50,0%. D. 6,25%.
Giải:
Cây có chiểu cao là 120 cm => Số alen trong kiểu gen của cây có chiều cao là 120 cm là :
( 120 - 100 ) : 10 = 2 alen trội
Xác suất xuất hiện cây có hai alen trội ở F2 là :C2424C4224 = 616616
Đáp án B
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Ôn thi HSG về Tỉ lệ phân li kiểu hình trong các phép lai có Tương Tác Gen môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: