Qua bài học Ôn tập văn bản biểu cảm giúp các em ôn lại kiến thức về văn biểu cảm, biết phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Ngoài ra qua bài học các em biết cách lập ý, lập dàn ý cho bài văn biểu cảm.
Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm văn biểu cảm
- Văn biểu cảm là văn được viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khuê gợi lòng đồng cảm nơi người đọc (còn gọi là văn trữ tình).
1.2. Đặc điểm của văn biểu cảm
- Nội dung chủ yếu là bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm trong sáng, tốt đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
- Có 2 cách biểu cảm chủ yếu:
- Biểu cảm trực tiếp
- Biểu cảm gián tiếp:
- Thông qua miêu tả, tự sự.
- Thông qua hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
- Bài văn biểu cảm thường có bố cục 3 phần như các bài văn khác.
1.3. Cách lập ý cho bài văn biểu cảm
- Liên hệ hiện tại với tương lai.
- Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
- Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
- Quan sát, suy ngẫm.
- Lưu ý: Dù lập ý bằng cách nào thì tình cảm cũng phải chân thật và sự việc nêu ra phải có trong kinh nghiệm, có như thế mới làm cho gười đọc tin và đồng cảm.
1.4. Các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm
- Tự sự và miêu tả dùng để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
2. Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm
Để ôn lại kiến thức về văn biểu cảm, biết phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, các em có thể tham khảo bài soạn Ôn tập văn biểu cảm.